KHÍ PHÁCH

I ­ QUAN NIỆM CỦA TƯỚNG HỌC Á ĐÔNG VỀ KHÍ PHÁCH 
    Khí phách là một thuật ngữ tương đối mới của tướng học cổ điển Á đông phát sinh từ một quan niệm độc đáo về khí của tướng học gia đời Thanh là Phạm Văn Viên. 

    Trước Phạm Văn Viên , khí với ý nghĩa là khí phách chứ không phải là khí sắc đã thấy manh nha qua một đoạn văn của Lữ Hy đời Tống :" Kẻ hậu sinh mới học quansát thế sự cần phải lưu tâm đến khí tương con người. Xét dung mạo cử chỉ , ngôn ngữ xem khinh trọng mau chậm ra sao là biết được tiểu nhân và quân tử .Khí tươợng còn gọi là cội rễ giúp ta đoán được quý tiện thọ yểu của con người nữa. 

    Nhưng trừ Lữ Hy ra , những sách tướng cổ điển của các đời Minh , Thanh trước đều hiểu khí dưới khía cạnh tĩnh và khí chỉ là căn nguyên nội tạng của sắc . Sắc ở ngoài da , khí ở trong thịt và được sắc làm phát lộ ra . vì có sự tương quan mật thiết giữa khí và sắc như vậy nên người ta thường cho là không thể tách rời khí ra khỏi sắc và cả hai trở thành một đối tương quan sát hợp nhất : khí sắc.

    Đến khi Phạm Vanê Viên soạn cuốn sách tướng nổi danh Thủy kính tập thấy rằng hiểu ý nghĩa của khí một cách chật hẹp , dưới khía cạnh tĩnh và có cách cơ cấu đó chưa đủ , ông lại ngại rằng nếu dùng từ ngữ khí đơn độc có thể gây ngộ nhận nên ông đã đặt ra một danh từ mới là khí phách để chỉ những tác dụng khác của khí , nhìn dưới nhãn quang động qua để chỉ những tác dụng ngoại biểu của nó. 
Ông viết :" Xưa nay nói là xem khí mà biết được tử sinh phúc họa của con người thì đó không phải l2 khí sắc mà là khí phách. Cả hai đều có trạng thái sống chết , tai ương , may mắn .Làm sao để phân biệt được khí sắc với khí phách? Khí sắc ở ngoài da thịt biến đổi theo bốn mùa , khí phách ở ngay trong cơ thể của con người .Ở vị thế tĩnh có thể định được giờ khắc sống chết , xa thì có thể đoán được sự hưng phế của con người trong mấy chục năm tới.

    Tóm lại , dưới nhãn quang tướng học Á Đông , phạm vi của Khí sắc là cơ cấu nội tạng ( structurale) của khí , còn phạm vi khí phách là phần cơ năng tác dụng ( fonctionel) của khí biểu lộ ra ngoài bằng các động tác tiêu cực hoặc tính cực . Nếu khi nhìn dưới khía cạnh sắc liên quan mật thiết tới màu da thì trong khía cạnh phách , khí liên quan chặt chẽ với thần và được chú trọng hơn phần sắc rất nhiều .Tướng thuật có câu: có khiq phách thì mới tạo ra được công danh phú quý .Khí phách phân ra lớn nhỏ , tinh thần chia ra mạnh yếu .Hình hài nhỏ bé mà khí phách lớn rộng , thân xác yếu đuối mà tin thần mạnh mẽ sáng suốt đều là tướng cực quí , sự béo gầy , dài ngắncủa cơ thể đều là nhửng yếu tố phụ không cần quan tâm lắm .Ý nghĩa độc đáo này đi ngược tư tưởng " une ame sai dans un corps sain" ( Một tâm hồn lành mạnh trong một thể xác khang kiện) của Tây Phương thì các lực sĩ đô vật , các Mr Univeers đều có tâm hồn thanh khiết , cao quí? Nhưng sự thực lại khác hẳn ! Hơn nữa , gầy gò như thánh Cam Địa ( Mahatta gandi) của Aán Độ , thấp bé so với chủng loại như Nã Phá Luân đệ nhất hoặc thừa tướng Aùn Anh nước Tề thỏ xưa đứng chưa tới ngực tên đánh xe theo hầu là kẻ ti tiện chăng? Chỉ có ý niệm khí phách của tướng học Trung Hoa mới giải thích được tại sao những tại sao những người nhỏ bé hoặc gầy yếu như Nã Phá Luân , thừa tướng Aùn Anh và đại lãnh tụ Cam đại là những vĩ nhân để lại tiếng thơm tới hậu thế .Chỉ có ý niệm khí phách mới làm tỏ rõ được quan niệm cho rằng giá trị con người do ở sự phát triển của bộ óc chứ không phụ thuộc vào sức mạnh của bắp thịt.

II ­ THỬ PHÁC HỌA Ý NIỆM KHÍ PHÁCH 
      Như đã nói , khí pháchlà một quan điểm rộng rãi và thực chất của khí , chú trọng đặcbiệt đến phần tác động của khí qua cử chỉ , thái độ của con người và phối hợp với khí với thần thành một dự kiện cụ thể duy nhất ( được hiểu theo một diễn trình động : processus dialectique) . Căn cừ vào đấy , ta có thể suy đoán tâm hồn , cá tính , thọ yểu , quý tiện của con người .Khí phách bao gồm cả các nét tướng vật thễ lẫn tâm linh , chú trọng đến phần phẩm hơn phần lượng , đến vị thế động ( dynamique 
vital) hơn là vị thế tĩnh

   Bàn về việc qui định phạm vi của khí phách , sách Thủy kính tập viết:" Muốn phân biệt và tìm hiểu khí phách ta cần phải lưu ý đến tinh thần xem mạnh mẽ hay yếu , máu huyết , lông tóc sáng hay ám , xương thịt , kinh mạch , vằn tay khô hay nhuận , ngôn ngữ đàm thoại có trật tự hay không , các cử động của thân thể như đi , đứng , nằm , ngồi : các phản ứng của con người đối với nhân sự , hoàn cảnh bên ngoài có thích ứng , co biết tới lui hay không .Tất cả những cái đó đều là khí phách của con người.

    Nói như vậy có nghĩa là khi con người ở thế động thì khí động lúc đó là tinh hoa của khí ( có thể ví nó như essence của chất dầu thơm là khí ( sẽ bức xạ ra ngoài mạnh và rõ ràng hơn lúc tĩnh ). Khí là động cơ thúc đẩy các cơ năng con người hoại động một cách tiêu cực hoặc tích cực . Trạng thái cơ năng này của khí được mệnh danh là khí phách . là tấm gương phản chiếu trung thực con người toàn tiện vì nó bao gồm cả phần ý thức , tiềm thức cụa mỗi cá nhân .Quan sát khí phách tức lá quan sát tinh thần , các phẩm chất của các bộ vị dưới từng khía cạnh riêng rẽ hay phối hợp cũng như toàn thể phản ứng của con người trước ngoại cạnh và các động lực tâm lý thầm kín thúc đẩy con người có những phản ứng đó .Nói khác đi , tìm hiểu khí phách tức là tìm hiểu toàn diện con người từ bề ngoài đến bề trong , thừ phần vật thể đến phần sâu kín của tâm hồn .Do đó , về điểm này có thể nói là khí phách có phạm vi rộng rãi và uyển chuyển hơn ý niệm behaviosm ( tác phong học) của tâm lý học Aâu Mỹ rất nhiều.

    Tóm lại , khí phách dưới nhạn quang tướng học Á Đông bao gồm các yếu tố 
thành phần sau đây: 
- Tinh thần. 
- Phạm vi các bộ vị 
- Thái độ tổng quát của mội cá nhân 
- Các cử chỉ tự nhiên của con người.

     Thực ra sự tế phân trên chỉ có tính cách miễn cưỡng để tiện nghiên cứu cì tinh thần được biểu lộ qua sự tinh khiết về cách cấu tạo có tính cách phẩm của các bộ vị trên con người , qua thái độ xử thế ôn nhu hay cương ngạnh. Ngược lại , thái độ là phản ánh của tinh thần và trong thái độ tổng quát đó bao trùm các cử chỉ nhỏ và tự nhiên của con người .Cho nên khi xem tướng khí phách ta phải coi tất cả như lá một , không thể tách rời ra từng phần . Cũng chính vì lẽ đó , tướng thuật có câu :" Bàn về tinh thần khí phách mà căn cứ hoàn toàn vào hình hài con người thì có thå biết được một hai phần chính xác .Tách rời khỏi phần hình hài thì có thể biết được bốn năm phần .Không hoàn toàn tách rời hẳn ( nghĩa là khi nào cần và thấy có thể tách rời được tinh thần khí phách ra khỏi thể xác thì tách ra để nghiên cứu cho chu đáo, khi không thể nào phân định được ranh giới rõ rệt thì xét cả tin thần lẫn khí phách lẫn hình thể để bổ túc lẫn nhau) thí mới có thể gọi là hiểu rõ phép thẫm định tinh thần khí phách vậy

II- KHẢO LUẬN VỀ CÁC THÀNH TỐ CỦA KHÍ PHÁCH 
a) Phân biệt tinh thần mạnh yếu

     Tinh thần mạnh mẽ la dấu hiệu của khí phách hoằng đại về mặt nội tâm .Tướng học Trung Hoa gọi đoó là Thần hữu dư : tinh thần yếu kém là chỉ dấu của khí phách nhỏ hẹp .Trạng thái tinh thần này gọi là Thần bá túc .Trong tướng học , kẻ Thần hữu dư ví như cây tùng cây bá về mùa đông , dù hình thể bộ vị có bị khuyết hãm vẫn không mấy ảnh hưởng tai hại đến công danh quý thọ , thọ khang . Ngược lại , Thần bất túc thì hình thể có khôi ngô cách mấy cũng khó có thể quyết đoán là sẽ thành đạt hay trường thọ vì cũng tương tự như cây gỗ mục , chỉ có bề ngoài to lón nhưng bên trong đã rã nát .Bởi vậy , một trong các châm ngôn danh tiếng của tướng học đã được hầu hết các sách tướng xưa nay ghi chép lại đã nói :" Thà hình bất túc mà Thần hữu dư còn hơn là Hình hữu dư mà Thấn bất túc".

1 ­ Thần hữu dư 
- Mắt trong trẻo , mục quang linh hoạt , nhìn người mà ánh mắt không thiên lệch , vẻ sáng của mắt rất tự nhiên , có thể thu tàng hay phát lộ tùy ý. 
- Lông mày dài , đẹp , sáng sủa , tươi mát, phụ họa đúng cách với mắt. 
- Cử động thanh nhã , thuần phác , ung dung tự tại như nước chảy trên sông lớn đổ dồn về biển , không vấp váp 
- Khi vô sự thì thần thái thư thả , nhàn hạ như hạc dạo chơi đồng dã , khi hữu sự thì hùng dũng như mảnh hổ sơn lâm , không thất sắc . khí thế hiên ngang , mọi sự biến chuyển dồn dập nguy nan trước mắt không làm thay đổi tâm tính.

Có được các đìeu kể trên mới được kể là Thần hữu dư. 
2 ­ Thần bất túc
- Trông sắc diện như say mà không phải say .trộng như có bệnh mà vô bệnh ,mắt lờ đờ như ngái ngủ. 
- Không có gì đáng vui mà sắc mặt hớn hở, không có gì đáng kinh nghi ma lại hốt hoảng tự nhiên, vui giận thất thường. 
- Sắc diện mới trông qua thấy có vẻ sáng sủa nhưng nhìn kĩ thì thấy tối ám. 
- Khi trò chuyện ,đầu câu nói rất nhanh nhưng cuối câu lại rất chậm như mũi tên hết đà bắn. Hay trước chậm mà cuối câu lại quá nhanh thành ra nuốt tiếng khiến người nghe khômh hiểu được trọn vẹn câu nói đó.v.v...

     Tất cả những sự kiện đó đểu là những ngoại biểu của thần khí thiếu thốn, vấp váp vào những điều trên thì gọi là Thần bất túc.

 b) Phân biệt các thái độ một cách tổng quát : 

     Con người có nhiều thái độ ,mỗi thái độ tượng trưng ch ocá nhânóo tính đặc thù của mỗi hạng người ,nhìn qua có thể dựa vào đó mà suy ra khí phách .

1- Thái độ ổn trọng: hình theể tỏa ra việc chắn xhắc độ lương ,rộng rãi ,cử chỉ ung dung như thuyền lớn trên dòng nước không giao động. 
2- Thái độ khinh phù : độ lượng nhỏ hẹp, buồn vui hiện rõ trên nét mặt ,khi nói tìh thân hình xiên ,xiêu vẹo ,tay chân run rẩy ,nhãn quang giao động ,tư tưởng bất nhất ,đứng ngồi lệch thệch. 
3- Thái độ cuồng phóng : việc gì dù trong hoàn cảnh nào cũng có ý nương dựa vào người tình cảm ủy mị. 
4- Thái độ nhu nhược : trang phục cẩu thả ,muốn sao làm vậy ,coi kẻ xung quanh như không có. 
5- Thái đo sớ lại :đứng ngồi ,cử chỉ nghênh ngang ,vênh váo như muốn hỏi thì thôi, muốn đáp thì đáp. ,Không đợi người ta có thuận ý hay không. 
6- Thái độ chu toàn : y phục chỉnh tề trang nhã ngôn ngữ cẩn trọng ,cân nhắc ,hỏi thì lựa lời, chăm chú quan sát kẻ đối thoại, yêu tốt ghét xấu ,không xu nịnh.

     Thái độ biểu lộ tâm hồn con người Kẻ không kiêu ngạo vì hơn người, yếu thế mà không xu nịnh ,ỷ lại vào người khác, hào sảng mà lại không xa cách thế nhân ,ghành sự đắn đo, cân nhắc hậu quả hơn thiệt mà thực tâm với người, việc gì đã nhận tìh cố hoàn thành đến tận nơi là kẻ có tài đức ,khí phách hoằng dại.

     Nghe lời nói chưa thực sự mãn ý mà lại vội vã khen ngợi nồng nhiệt ,chưa biết rõ điểm tốt hay xấu của người mà vội chê bai không biết ngượng miệng ,kiến thức nông cạn mà lại tò ra thông thái hơn người là kẻ tài trí ,khí phách thô thiển.Xét việc chưa hết lẽ, (cùng kì lí ,)không khách quan ,không phân biệt phải trải ,trái ,hkách quan, việc khó khăn xảy tới thì lính quýnh mất bình tĩnhthấy sự thương tâm nhỏ bé của người đời mà mủi lòng ,thương hay rơi lệ là khí phách nữ nhi. 

      Kẻ có khí phách thô thiển ,đê tiện, hay nữ nhi là loại người tầm thường ,kẻ như thế khi gập khó khăn thường biến tiết đổi lòng, nên ít khi làm đại sự .Thảng hay có may mắn mà hưởng được may mắn phú quí nhất thời tìh kết quả chung cục không có ra gì .Trái lại ,thường gặp niểm nguy không sợ, đói khổ không làm đổi tiết tháo ,chưa gặp thời mà bị kẻ dung tục coi thường vẫn không oán giận thấu xương .Có lương dung người, tinh thần lúc nào cũng thanh thản, an nhiên là kẻ khí phách phi phàm ,có đưởm lượng của bậc đại trượng phu, dù tiền vận có bị trầm kha cách mấy ,kết cục cũng có ngày đại phát.

c) Nhận định khí phách qua sự quan sát một số động tác của con người : 
Động tác và cử chỉ của con người rất nhiều ,quan sát những động tác tự nhiên thành tính của con người như bước chân, giọng nói ,cách cười cử chỉ lúc đàm thoại,... đều giúp ta biết được khí phách con người đối diện ra sao 
1- Cách thức cất bước và dáng đi : 
- Chân đi chữ nha là người có đầu óc bảo thủ ,phản ứng chậm ,ưa điều hư nghị ,thích làm ẩu nhưng rất trọng tình cảm, có óc văn nghệ 
- Chân hình chữ bát (hay là vòng kiền) là kẻ ưa thích khoa trương, thích bợ đỡ người khác, tí nh tuỳ tiện nhưng thư chất thông tuệ ,có óc tiế nthủ rất nhanh .thường thành công trong đường đời. 
- Bước chân ngắn là biểu hiện của tính dục mạnh, tình cảm phong phú nhưng lí trí bạc nhược không có óc tiến tủh. 
- Bước chân dài là biểu hiện lí trí ỳinh cảm đầy đủ ,cân xứng ,tính tình khoan hậu ,ngay thẳng không gian lận ,nhưng thích khoe khoang, không chịu nhân nhượng kẻ khác.Người loại này rất có thể tiến triển. 
- Bước đi gấp thể hiện tính nóng nảy, ưa hoạt động cá nhân ,thích kim tiền hơn là nghệ thuật nhưng rất công bình. 
- Đi kéo lê bước chân là kẻ có tâm hồn uỷ mị, khí lượng hẹp hòi thiếu cương nghị, và tinh thần trách nhiệm, tham vật chất ,tham sinh uý tử. 
- Bước hàng một ,người thẳng là kẻ coi thường sinh tử kiến nghĩa dũng vĩ côi thường tiền bạc, rất chung thủy nhưng hành động hấp tấp ,vọng động. 
- Bước đi thân hình lao về phía trước là kẻ có nghị lực ,dám làm ,có tinh thần mã thượng nhưng trí tuệ không hoàn hảo biết suy nghị kĩ trước khi hành động ,quyết đoán mau lẹ nhưng hay lẫn và mau quên 
- Bước chân đi mà khoảng cách không đều là kẻ hồ đồ, không có thành tín ,chỉ thích những diều hào nhoáng bên ngoài ,lí trí bạc nhược. 
- Chân bước đi hàng 2 là kẻ tính tình thẳng thắng ,nhưng kiêu ngạo háo danh, ưa đao to búa lớn ,tinh thần khảng khái ,nhưng thiếu tự tin. 
- Đi mà co giò hất cẳng cao khỏi mặt đất như bước chân hạc là kẻ tính tình đam bạc ,thích cô độc, đầu óc giản dị nhưng có biệt tài về mộ nghề nào đó ,không thích hoạt động tích cực. 
- Dáng đi thân hình đánh đòng đưa như loài ngan ,vịt là thể hiện tính nết thô lậu, thích hư vinh ,cảm tình hời hợt ,đối với kim tiền rất ưa chuộng ,tính toán ,đối với bạn bè không đuự¬c thực tình, luôn luôn giữ miếng. 
- Trong khi đi mà phần thân dưới(từ bụng đến mông ) hơi dao động chút ít là kẻ tính nết ôn hòa, lạc quan ,không gặp chuyện rắc rối, rất nhẫn nại. 
- Khi đi bước chân nhẹ nhàng ,nhanh nhẹn mnhưng khỏang cách giữa các bước chân đều đặn ,ngắn là dấu hiệu của kẻ chuộng thực tế, làm việc có tiết độ. Theo tác giả Mạng tướng học giảng tọa kẻ có tướng đi như trên rất ưa thích văn nghệ, âm nhạc. 
- Bước đi đều đặn, khoảng cách dài, cẳng không uqá co như cẳng hạc, chân tới trước thân hình tới sau mà vẫn thẳng không nghiêng lệch là kẻ có tính tự phụ, có tài năng hơn người, hành sự quyết đoán chính xác mau lẹ nhưng không ưa ràng buộc ,không thích tuân theo kỉ luật rườm rà rắc rối, trong hôn nhân không ưa trói buộc, đối xử với người có thành tín. 
- Bước chân đi nhẹ nhàng ,bình thản đều đặn, không dài hay ngắn là kẻ giữ được mức bình thường giữa ý ,chí, lực. 
- Lúc đi có thói quen thọc tay vào túi quần ,đầu hơi cúi về phía trước, là kẻ tính nết thâm hiểm ,tâm tính khinh bạt ,có mới nới cũ.

    Trên đây là những kết quả của những nhà phân tích tâm lí hiện tại về dáng đi con người đã được các nhà tướng học hiện tại Trung hoa ,Nhật mô phỏng thích ứng hóa với cá tính cúa các dân tộc Á đông, chịu ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa Trung Hoa như Việt Nam ,Cao Ly...

2- Giọng cười và cách cười : 
      Các nhà tâm lí học ngày nay đều công nhan rằng trong lúc bất ngờ, phản ứng của con người là ngoại biểu trung thực của tâm tính .Giọng cười ,cách cười là 1 trong các loại ngoại biểu kể tr6en, được các nhà tâm lì gia hiện đại hết sức nghiên cứu .Trong tướng học Trung hoa, cổ cũng như kim ,sự nghiên cứu tiếng nói giọng cưới rất được trọng thị. Trong cuốn tướng pháp Thủy kính tập tác giả đã để nguyên 1 chuơng quan trong luận vế âm điệu và cho là kẻ xem tướng tới bậc thượng từhachỉ cần chú ý tới âm thanh của người trước mặt cũng đủ ước tính sự vinh nhục, thọ yeu .åCũng theo chiều hướng đó ,các nhà tướng học Trung hoa hiện tạii như Nhất Ngạc cư sĩ ,Nghiễn Nông cư sĩ đã tham khảo thêm công trình nghiên cứu cúa cá tâm lí gia Tây phương ,Nhật để đi tới kết quả sau : 
- Cười ha hả thật lớn tiếng ,tục gọi là cuồng tiếu.Lúc cười thân thể rung động ,đầu cúi xuống ngần lên không ngừng cho tới khi dứi tiếng cười mới thôi.Người như vậy là đại quan ,(nhãn quang rộng rãi ,không chấp tiểu tiết )khảng khái ,tự tin ,nghị lực ý chí mạnh mẽ. 
- Cười nhếch mép không thành tiếng ,cả thân hình rung động là kẻ tính tình thâm trầm, làm gì cũng có ý tự tư tư lợi ,dễ xung quanh hoàn cảnh nên dễ thành công trong công việc . 
- Cười gượng thành tiếng thanh âm không tự nhiên , không có âm lượng vì lời nói phát ra từ chót lưỡi đàu mội. Chứ không phải xuất phát từ trong lòng. Người rành âm thanh có thể phân biệt được tính cách miễn cưỡng trong giọng cười này.Đặc tính nội tâm là kẻ nhu nhược, không ưa giaao tế ,sợ bị người ngoài chú ý , có tính tự ti mặc cảm rất mạnh ,nhưng rất nhiều khát vọng ngầm. 
- Cười hì hì như kẻ không muốn cười ,nhưng cố nén không dược nên phát ra âm thanh nhỏ. Liên tục.Loại này biểu hiện tính trầm mặc ,hành động đắn đo tính toán, không muốn có sự cộng tác khi mưu việc với người khác. 
- Cười ha hả tự nhiên không miễn cưỡng cố nén tiếng cười vang dội thể hiện cao hứng ựt nhiên.Người này mọi phương diện đều phát triển đều, đức hạnh cao thượng ,cử chỉ đường hoàng, không nịnh tr6en nạt dưới, dễ thân 
cận vớiu người xung quanh.

     Về cách cười, còn phân biệt cười lả tã cầu tài , cười gượng(cười khổ:gặp việc quá khổ không htích nhưng phải cười), cười nụ, cười bằng ánh mắt, miễn cưỡng tự nhiên ,... .Người sành quan sát khuôn mặ phân ích tâm lí có thể tìm thấy qua cách cười các ưu khuyết điểm về phấm cách của người đó.

3- Cử chỉ lúc đàm thoại : 

      Về mặt sử dụng ngôn từ ,ta thấy kẻ trầm mặc ít nói, kẻ nói huyên thuên không lúc nào dứt, có người lại hay châm chọc ,hài hước, người thì nghĩ sao nói vậy... Thiên hình vạn trạng khó có thể ghi nhận phân tích hềt .Tuy nhiên kẻ giỏi xem tuớng quan sát kẻ đối thoại nói năng có thứ tự lì đoán được kẻ tâm trhần ổn cố,tính nết ôn hòa.

     Ngược lại ,kẻ nói hấp tấp không đầu đuôi là kẻ tính bạt tháo ,khó có thể tin cậy giao phó việc quan trong.

       Ngôn ngữ là 1 phần tư tưởng được diễn bắng âm thanh và sắc diện, dù kẻ nói cố ý che giấu cũng không thể che giấu được.
 

-Kẻ đối diện với ta khi nói chuện hay xoa tay vài nhau hay múa tay là thiếu thành tâm ,thiếu ti n tuởng ở ta. 
- Kẻ nói chuyện thương hay ngước mắt lên là tự ti quá cao, tự kỉ đôi khi là kẻ có mưu mô. 
- Trong lúc nói mà nhìn phải, trước sau thì là có tâm tnh ác hiểm. 
- Kẻ thường hay nhắm mắt khi nói là ưa nói điều hư ngụy 
- Khi nói chuyện nhìn lén, liếc xéo người ta là kẻ trí trá , ưa quuỷ kkế đa đoan ,tâm tính không thực. 
- Kẻ hay cúi đầu khi nói mà thấy rõ tia mắt nhướng lên là kẻ thích khoa trương cái tôi của mình, với người khác thì khắc bạc.

III- GIAI THOẠI VỀ KHÍ PHÁCH: 

     Nhà tướng học cựu phát nổi danh gần đây nhất của Trung hoa là Tề Đông Giã tự nhận rằng phần khí sắc trong tướng học Trung Hoa thực ra là 22 phần tách biệt là khí và sắc . Phần khí cao hơn sắc nhưng đã thất truyền gầ nhết.Các nhà tuớnng học đã không tin vào tính cách huyển bí đã cố gắng tìm hiểu tính cách của khí đưa ra những dữ kiện có tính cách khoa họa nâhn văn tương tự như khoa phân tíchtâm lí ngày nay . Theo Tề Độn Giã thời nhà Chu *khoaảng 2500năm trước) cùng thời Khổng Tử có 2 nhà tướng học nổi danh về coi tướng là Thúc Phục và Cô Bố tử Khanh raất giõi về phép coi khí chất( là tinh thần khí phách trong tướng học đồng nghĩa) .Giai thoại về tài coi khí phách của cố Bô Tữ Khanh ghi lại trong chiến quốc sách. Khi đó , nước Tấn là bá chủ chư hầu và quyền lực của Tấ nđang ỡ trong tay Tướng quốc Triệu Giản Tử. Ở ngay trong nước ,quyền của ông lấn át cả vua nên lâu ngày ngồi ở chức quan quyền trọng, có ý đinh để họ Triệu làm vua Tấn.Nghe danh Co Bố Tữ Khanh vang dội trong triếu nên mời đến coi tướng cho lũ con trai mình để xem có tướng chí tôn hay không. Khi Khanh điểm mặt từng vị công tử, xem xét gạn họi nửa ngày trước sự ngạc nhiên cỉa gia nhân và tương quốc. Oâng nói :" trong số các người nàt không ai có tướng làm vua thiên hạ cả" Nghe xong, Giản Tử than :" Vậy dòng họ ta tới đây là dứt 
chăng ?"

    Tử Khanh đáp :' Nãy tôi thoáng thấy 1 đứa nhõ cũng là con quan tướng quốc "

    Nguyên đó là Triệu võ Tuất, chính là con trai ông ,nhưng vì mẹ là tỳ nữ xuất thân hạ tiện nên không được ci trọng nên không trình diện Khnah.Oâng gôi nó ra xem tướng quan sat kĩ càng ,Tử Khanh nói rằng :"Đây đích thực là chân vĩ tướng quân trong thiên hạ sau này " Tướng quốc nói :"Mẹ nó là đứa tiện tù sao lại có tướng đại quý?" "Đó là do trời ba ncho mỗi người ,mẹ nó tiện tì nhưng nó đại quý tướng. 
Nghe xong, họ Triệu không mầy tin tưởng nhưng vỉ tin tài đoá ntuớng cao minh củ Khanh nên Gian tử bèn cùng bọn chúng đàm đạo về cục thê tihên hạ .Sau đó họ Triệu ngấm ngầm theo dõi, thấy võ Tuất thật sự thông tuệ ,có khí pháhc hoằng đại tài năng xuất chúng. Họ Triệu tại Tấn vố nlà dòng họ đại vọng tộc nênđời tiếp nói nhau làm binh tướng,binh quyền .Theo truyền thống thì con trai trưởng sẽ tiếp nối cha nhưng ông cho rằng chọn đại công tử là sự liên hệ mất thiết với sự tồn vong của dòng họ nên không thể tuỳ tiện chộn.Oâng bèn nghĩ ra sáng kiến này để yrắc nghiệm thử tài các con mà chọn người kế nghiệp xứng đáng. 
     Ngày kia. Giãn tữ nói :"Cha có 1 tín phù quý giá giấu ở núi Thường Sơn, đã tìm nhưng không thấy .võ Tuất cũng lên núi nhưng đứng ở tr6en núi nhìn xuống xung quanh rồi cùng các anh trở về.Hầu hết mọi người đều không tìm được nên đều cúi đầu trươc mặt , Chỉ có Võ Tuất rất cao hứng mà nói :" Con đã tìm thấy rồi"

      Họ Triệu nghe thấy klạ bèn hỏi:"Hãy mau đưa ra trình"

Võ Tuất thưa :" Từ trên đỉnh nhìn xuống thì thấy tiếp giáp đại quận ,từ đó có thể lấy Thường Sơn làm bàn đạp chiếm Đại quận"

     Ông không khỏi kinh ngạc khi nhận ra Võ Tuất là đứa tài ba nhất nên quýêt định đưa Võ Tuất lên làm đại công tử sau này kế nghiệp cha làm tuớng quốc nước Tấn

      Về sau ,Giãn Tử chết ,Võ tuất kế nghiệp cha đánh chiếm được Đại quận .4 năm sau cùng họ Hàn ,Nguỹ đem nước tấn chia 3 Mỗi họ chiếm 1 phấn thànnh 3 nước :Hàn .Triều ,Nguỵ .Tirệu Võ Tuất chính là vị vua khai sáng ra nước Triệu đúng như lời tiên đóan của Cô Bố Tử Khanh thời trước.