IV ­ KHU VỰC HẠ ĐÌNH


Trong khu vực hạ đình, ngoài miệng là bộ vị quan trọng bậc nhất còn có một số bộ khác cũng đóng một vai trò đáng kể như: pháp lệnh, nhân trung, cằm và mang tai.

a) Pháp lệnh: 
Pháp lệnh là hai vết lằn chạy dài từ hai bên cánh mũi xuống phía dưới(h168), hình giống như chữ bát.


Theo nguyên nghĩa thì pháp lệnh có nghĩa là pháp luật và mệnh lệnh. Do đó, nhìn vào pháp lệnh ta có thể quan sát được cá nhân đó có tính trật tự hay không.

     Ngoài ý nghĩa về cá tính kể trên việc quan sát pháp lệnh còn cho ta biết: 
Sự nghiệp thịnh, suy: pháp lệnh rõ ràng đều đặn cân xứng à biểu hiện của sự nghiệp phát triển, ổn cố. Nếu pháp lệnh không rõ ràng, lệch lạc thì ý nghĩa trên sẽ đảo ngược lại. pháp lệnh về mặt gia vận, còn được coi là đường phân ranh giữa gia đình tính và xã hội tính. Phía trong pháp lệnh, đặc biệt là khu vực nhân trung được coi là trung tâm gia đình, phía ngòai là xã hội. Do đó, kẻ có pháp lệnh hướng ra bên ngoài chủ về đối với gia đình rất có hứng thú, đối với đời sống xã hội cũng có nhiều đam mê, hướng ngoại hơn là hướng nội.

      Chính pháp lệnh có nhiều ý nghĩa như vậy nên trong tướng học người ta rất lưu tâm quan 
sát và đi đến một sốnhận xét sau đây: 

1 ­ pháp lệnh mờ lạt
      hình 169 là loại pháp lệnh chủ về suốt đờ sự nghiệp gặp nhiều khốn khó, rất ít khi được việc gì tọai ý. Nếu như ngoài việc pháp lệnh mờ tối mà mắt thuộc loại vô thần thì vừa bất đắc chí vừa yểu thọ.

H169

 
2- pháp lệnh có nốt ruồi 
      Đây là dấu hiệu chủ về sự bất hoà hợp với thân quyến khó tránh khỏi phá tan tổ nghiệp hoặc về tính tình thì đó là loại người tự tôn quá đáng nên sinh ra lắm chuyện lôi thôi, cuộc đời sẽ có lúc thất bại chua cay.

H170

 
3-pháp lệnh chẻ 
      Loại pháp lệnh này ở cối chẻ thành nhiều ngả hoặc gồm nhiều đoạn nhỏ chấp nối dư thừa lại với nhau là dấu hiệu của người có chí mà không thành đạt, rời bỏ nơi sinh đẻ, bôn tẩu tha phương, suốt đời vất vả. Dù có may mắn được giàu sang một lúc thì cũng chẳng bền vững.(H171)

H171

4-pháp lệnh toả khẩu 
     Đó là loại pháp lệnh có hai lằn chạy sát với mép miệng. Nếu đuôi pháp lệnh rõ và ăn thông với hai vằn của khoé miệng thì được gọi là đẳng xà nhập khẩu( rắn bò vào miệng) chủ về vệc sẽ bị chết đói vào khoảng 45 tuổi hoặc ít ra cũng bị tai nạn lớn lao. Tuy nhiên, dù kết cuộc có bị đói rách, nhưng loại pháp lệnh này không có nghĩa là người đó không thể phát quý một thời. Thời xưa, tướng quân Chu Á Phu được vua Hán Vũ Đế phong tước giàu sang tột đỉnh một 
thời, đến đời vua sau họ Chu bị hạ ngục và cố ý chết đói trong tù. Vừa qua, tại Đài bắc vợ một nhà tỷ phú cũng có loại pháp lệnh này và rốt cuộc chết vì đói nhưng không phải là vì bần hàn mà chỉ vì mắc bệnh yết hầu, không ăn được mà chết.(H172)

H172
      Tuy nhiên, nếu người nào có loại pháp lệnh này, chủ về chết vì không được ăn nhưng nếu được các quý tướng khác lấn lướt thì lại vô hại. Vào năm 1911, tại Thượng Hải có 1 nhà đại tài phú tên Lương Sỹ Di cũng có loại pháp lệnh trên nhưng lưỡi ngay ngắn và chính giữa lưỡi có nốt ruồi son (chủ về đại cát tướng ): Kết cuộc là Lương chết vì già trên nhung lụa giàu sang, tận hưởng vinh hoa phú quý lúc Mãn đời. Sở dĩ Lương được như vậy nhờ có nốt ruồi son phá hư tướng chết đói và từ Đằng xà nhập khâu, 2 lằn pháp lệnh tai hại đã hợp với nốt ruồi son thành cách cục phú quý gọi là song long thương châu: 2 con rồng tranh nhau ngọc quý.

     Do đó, xấu mà gặp đúng cách phối hợp thì lại trở thành tốt. Đoán tướng pháp lệnh cần hết sức lưu tâm việc này.

H173

    1 biến thái khác của loại pháp lệnh kép gồm bộ phận pháp lệnh bên ngoài rất rõ bao quanh 2 đường lằn nỏ chạy từ 2 mép mũi xuống trán 2 lằn nhỏ này có thể rõ hay lờ mờ. Loại này là cuộc đời bất định lúc trung niên. Thánh công không đủ nhưng khi thất bại lại dư thừa. Dữ kiện trên trở thành thục té trong khoảng thời gian trên dưới 50 tuổi. Đến vận hạn thuộc pháp lệnh, người đó khó thoát cảnh đói rah1, đại nạn.(H173)

 
5 ­ Pháp lệnh thảm tử: 
     Loại người có pháp lệnh vừa tỏa khẩu vửa có lằm mờ nhỏ nhưng đủ nhìn thấy hình chạy dài từ phía dưới mắt đến tận khóe miệng (h.174) thuộc hạng người chết vì ngộ độc hay bị đầu độc, tự sát vì độc dược. Tóm lại, dó la loại pháp lệnh thảm tử của người chết vì chất độc mà từ trần.

H174

6 ­ Pháp lệnh phú quý

    Như hình 175, pháp lệnh này tiêu biểu cho người quý hiển, không giàu thì nổi danh trong thiên hạ, những người nổi danh trong các lình vực giao ùdục, văn nghệ phần lớn đều có pháp lệnh này.


    Hình thái thứ hai tương tự trên nhưng chiều dài pháp lệnh dài hơn, đuôi mở rộng hơn (h.176) loại này tượng trưng cho sự phú quý, thọ khảo nhưng có điểm đáng lưu ý là về văn niên khó tránh cô độc. Có loại pháp lệnh này đi tu dễ nổi tiếng và thích hợp nhất. 
 

7 - pháp lệnh thọ khang 
     Đặc trung pháp lệnh thường thấy ờ người mà suốt đời ít bệnh, sống lâu là 2 lằn của pháp lệnh cân xứng , dài, bao quanh khóe miệng ( nhưng không tiếp giáp khóe miệng, h.177 ) . 
Chính vì lẽ thông thường có dạng thức trên thì sống lâu, tướng học gọi là Thọ đới (sợi đai trường tho).

H177
      Bình thừơng, người ta ngộ nhận hễ có lằn bao quanh mép là thọ đới , nưng nói chính xác , chỉ có loại pháp lệnh kể trên mới thực sự xứng danh Thọ đới đích thực. 
 

b) Nhân trung 
     Nhân trung đôi khi gọi là nhân sung, là phần ăn sâu xuống mặt tạo nên 1 rãnh từ chuẩn đầu kéo dài đến giữa môi (môi Trên , h. 178)


     Trong tướng đàn bà, Nhân trung là 1 bộ phận quan trong, cho phép quan sát cơ cấu nội thể, thai sản khó dễ, con nhiều hay ít, nhiều gái hay trai. 
 

c) Ý nghĩa tổng quát Nhân trung 
      trong phép xem tướng , Nhân trung đóng vai trò quan trọng vì nhiều ý nghĩa . Những ý nghĩa đó đã được cuốn tướng pháp cổ điển là thần tướng toàn biên ghi khá rõ, xin dịch nguyên văn : 

 "Nhân trung với con người cũng giống kinh rạch đối với hình thể đất đai. Nếu kinh rạch nông hẹp thì nước bị ứ đọng. Có thể định được thọ mạng dài, ngắn, căn cứ vào sự dài ngắn của Nhân trung. Có thể dựa vào sự rộng hẹp của Nhân trung để đóan con cái nhiều, ít. Bởi lẽ đó, người ta lấy nhân trung làm thọ mạng cung của con người .

     Nhân trung cần dài , chớ không nên co rút lại, nên sâu và rộng , ngay ngắn , chớ không 
nghiêng lệch, phía trên vừa phải, dưới rộng dần là tốt. 
Nhân trung nhỏ hẹp thì cuộc sống quẫn bách, Nhân trung bằng phẳng thì gặp gian nan , 
vất vả.

     Phần trên hẹp, dưới rộng là dấu hiệu nhiều con , phần trên rộng, dưới hẹp chủ về hiếm muộn (ít con ) ; trên dưới đều hẹp mà khúc giữa phình rộng, chủ về con cái khó nuôi . trên dưới đều hẹp và bằng phẳng là tuyệt tự : nhân trung sâu và dài : trường thọ ; nhân trung nông , ngắn, yểu chiết.

 
1 - Nhân trung dài, ngắn 
     sự dài này có tính cách hết sức tương đối, chỉ có kinh ngiệm mới khiến ta nhận chân dược sự kiện này.Thường với người loại chính cách thì chiều dài nhân trung bằng 1/3 chiều dài hạ đình được coi là trung bình. Nhân trung dài hơn 1/3 ha đình coi là dài, dưới 1/3 là ngắn (h.179/1 & 179/2)


     Về mặt mạng vân Nhân trung dài , sâu , không lệch lạc là tướng sống lâu . ngược lại là tướng yểu. Cũng do ý nghĩa trên, Nhân trung còn được gọi là Thọ đường và tục ngữ Trung Hoa có câu; Nhân trung dài 1 tấc, sống lâu trăm tuổi.

     Về mặt cá tính, kẻ Nhân trung ngắn thường được người khác khen ngợi ca tụng mình, thậm chí, chấp nhận việc biến cả những khuyết điểm của mình ra thành ưu điểm. Theo sự nhận xét của nhà tướng học Tô Lăng thiên thì hạng phụ nữ có Nhân trung ngắn rất thích được ca tụng là mĩ nhân đài các, mặc dầu mặt mũi như quỷ dạ xoa, cử chỉ như con lật đật.

     Trái lại, kẻ Nhân trung dài và đúng cách có kiến thức độc lập và khách quan mọi hành vi cư xử đều xuất phát tự mình. Nếu gặp người ca tụng hay bị người chê bai đều tự xét 1 cách minh bạch. Đối với loại người này bỗng dưng khen ngợi hay cung kính 1 cách đặc biệt chỉ khiến cho họ hoài nghi ta và sẽ có tác dụng phản kại điều mà ta mong đợi ở họ. 
 

2- Nhân trung rộng, hẹp 
     Sự rộng hẹp ở đây cũng chỉ có tính cách tương đối và chủ quan. Suy diễn từ nguyên tắc tổng quát được mặc nhiên công nhận cho loại tướng người chính cách thì với tiêu chuẩn trên, hễ chiều rộng bằng 1/3 chiều dài là vừa phải.

 

     Trên hay dưới mức độ kể trên là rộng hay hẹp. 2 hình vẽ 180 và 181 tượng trưng cho Nhân trung hẹp và rộng được căn cứ vào tiêu chuẩn trung bình của loại người chính cách nói ở đoạn trên. Các hình vẽ về sau cũng theo 1 quan niệm đó.

      Về ý nghĩa thọ mạng Nhân trung hẹp, chủ về sức khỏe tổng quát ở dưới mức bình thường, Nhân trung có ý nghĩa ngược lại. Về cá tính thì chủ về khoát đạt, hẹp chủ về nhỏ nhen.

3- 3 dạng thức thông thường của Nhân trung 
     Bất cứ trai hay gái dù ngắn hay rộng hẹp, người ta đều thây Nhân trung có 1 trong 3 dạng thức căn bản sau: a) trên hẹp, dưới rộng H.182)

 
Mạng vận : đời sống ít gặp phiền não, vui nhiều hơn buồn, may mắn da số so với rủi ro, tai 
họa.

Con cái: có khả năng sinh nhiều con và con trai nhiều hơn con gái. Ơû đàn bà có ý nghĩa dễ 
sinh sản.

Cá tính:có đảm lượng khoan hoà dễ tha thứ hoăc mau quên các lỗi lầm của người khác 
vui tính

b) Trên rộng dưới hẹp(h.183) 
Mang vận: Đời sốg gặp nhiều tai ương hơn là may mắn ,càng về già càng khốn đốn 
Con cái : ít có khả năng sinh dục,đàn bà thì sinh đẻ khó khăn 
Cá tính: hẹp lượng,hay cáu kỉnh(quạu)

 
c)Trên dưới bằng nhau (h.184 ) 
Mang vận: Thành bại that thường 
Con cái:số con trai,gái xấp xỉ bằng nhau 
Cá tính: vui giân bất thường.Nói tóm lại đây là lọai trung dụng của hai loại .Nhân chung 
nói ở hai tiểu đoạn trên về tất cả các ý nghĩa của nó


     Ngoài ra các điều mô tả trên về mặt hình thức,bất cứ loại Nhân trung nào (dài , ngăn , rộng , hẹp, nở trên ,nở dưới ,cân xứng)điều cóthể hoặc mờ h.185 hoặc rõ, hoặc có vạch ngang cắt đứt h186

*Sự mờ nhạt làm giảm phần lớn các ý nghĩa tốt của Nhân trung ,nhung lại không làm thay 
đổi ý nghĩa xấy thành tốt.

 
* Sự rõ ràng về hình dạng nhấn mạnh thêm ý nghĩa tốt hay xấu của từng loại Nhân trung

 
* Vạch ngang có thể rõ ràng hay mờ lạt,dài hay ngắn,liên tục hay đứt đoạn với ý nghĩa chung là khắc chế .Đàn bà mà nhân trung trên rộng dưới hẹp lại bị vạch ngang rõ rệt là kẻ tuyệt tự,hoặc hữu sinh vô dướng hư thai ..v.v