Quẻ dịch số 12 "THIÊN ĐỊA BĨ"

A - Giải Thích Cổ Điển

1) Toàn quẻ :

- Việc đời không cái gì lâu bền mãi mãi, nên sau quẻ Thái hanh thông, tiếp đến quẻ Bĩ là ngưng trệ.

- Tượng hình ngược lại quẻ Thái, trên Càn dưới Khôn, khí dương ở trên đi lên, khí âm ở dưới đi xuống, không giao hòa với nhau, vạn vật ngưng trệ.

2) Từng hào :

Sơ Lục : tiểu nhân mới ra đời, còn có thể cảm hóa được nếu chịu theo Cửu Tứ. Nếu nó a dua với bọn Nhị, Tam thì sẽ gây loạn.

Lục Nhị : là thủ lãnh của phường tiểu nhân. Nó muốn kết liên với quân tử (tam dương) để làm việc cho nó. Nhưng quân tử giữ tiết không thèm hợp tác (Ví dụ Tần Cối mại quốc cầu vinh, để tiếng xấu muôn đời).

Lục Tam : rất âm hiểm bất trung bất chính, lại ở vào thời Bĩ đang thịnh. (ví dụ Tần Cối mại quốc cầu vinh, để tiếng xấu muôn đời).

Cửu Tứ : vận Bĩ đã quá nửa, Cửu Tứ nên vững tín, sẽ lôi kéo được các bậc quân tử khác. (Ví dụ Nguyễn Kim hô hào lập vua Trang Tông để trung hưng nhà Lê).

Cửu Ngũ : vận Bĩ sắp hết, Cửu Ngũ chính là người có tài chấm dứt nó. Tuy nhiên, Bĩ chưa hết hẳn, nếu không bền gan thì sẽ hỏng việc. (Ví dụ Câu Tiễn sau khi được tha về nước, vẫn nung nấu chí phục thù, nằm gai nếm mật, lo nuôi dân luyện binh).

Thượng Cửu : vận Bĩ đã hết, sang vận Thái. Thượng là người có tài dắt khéo mọi người ở dưới cùng gắng sức đánh đổ Bĩ. (Ví dụ Lê Lợi sau khi chiếm Tây Đô, đem quân ra Bắc, hô hào dân chúng đuổi tàn quân Minh).

B - Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ Bĩ :

Trái với quẻ Thái, đây là thời âm thịnh dương suy, tiểu nhân lấn áp quân tử.

2) Bài học :

a) Thời Bĩ tuy xấu thật, nhưng không nên bi quan mà phải chuẩn bị cho nó chấm dứt. Chuẩn bị bằng cách nào? Bằng cách lánh xa, không thèm cộng tác với phường tiểu nhân cầm quyền (tam dương đối với Lục Nhị), bằng cách đoàn kết với những người quân tử (Cửu Tứ), bằng chí kiên trì bền bỉ (Cửu Ngũ), và dũng mãnh thừa thắng xông lên (Thượng Cửu).

b) Vậy đạo của bậc quân tử nên tùy thời mà thay đổi:

- Ở thời Thái thì nên hăng hái làm việc cho đời, nhưng bao dung và khiêm nhường.

- Ở thời Bĩ thì nên lui tránh việc đời, kiên trì chính đạo, và khi vận Bĩ có mòi suy đốn, phải nỗ lực phá tan nó.

Nói một cách khác, Thái là hanh thông, bậc quân tử nên cố gắng giữ nếp hanh thông cho đến cùng, đến khi không thể làm được nữa. Còn Bĩ là bế tắc, khi Bĩ còn thịnh thì bậc quân tử nên tuân theo vận hội, giữ bế tắc, không chen lấn vào đám tiểu nhân. Khi Bĩ đã suy, thì phá bế tắc để mở lại hanh thông.

c) Sau hết, mặc dù trong kinh Dịch xếp hai quẻ Thái và Bĩ liền nhau, nhưng thực ra chúng không biến từ cái này sang cái kia, như người ta thường nói để tự an ủi và khuyến khích: “Bĩ cực Thái Lai”. Thái và Bĩ chỉ là hai trạng thái tương phản cũng như Càn và Khôn, chứ không thể biến từ cái này sang cái kia một cách trực tiếp. Muốn thấy sự lật lại thế cờ, muốn thấy sự chuyển từ một trạng thái cực xấu, cực đen tối, sang một trạng thái hé mở có chút ánh sáng ta phải chờ nghiên cứu hai quẻ Bác và Phục số 23 và 24. Và muốn thấy sự chuyển từ một trạng thái cực tốt, cực sáng sủa, sang một trạng thái bắt đầu đen tối, ta phải chờ nghiên cứu hai quẻ Quải và Cấu, số 43 và 44.

Trở Về Trang Bát Tự Hà LẠC


dáng đi bộ 12 chòm sao làm gì sau khi thức dậy Căn duyên tiền định tuổi Bính Tý Ý nghĩa sao Thiên Phủ Đồng tiền xu cổ Diem bao đại phát Thọ Nguyễn ma tóc dài sinh con 礼意久久礼品礼品网 xem tử vi Những điều kiêng kỵ cần xem tên результаты 20поиска công ty tnhh đồ gỗ gia dụng dinh gia bãƒæ s谩潞鹿o Vũ khuc logo thể hiện điều gì bạch dương ma kết căn phòng hợp phong thủy cho bé tìm hiểu lão tử răn dạy chủ CÚNG cung thiên bình và bạch dương trung các lễ hội ngày 5 tháng 6 âm lịch đan Lục Thập Hoa Giáp của Giáp Thân Thiên Bình nham dan nam dat Bói tháng Thuy mèo lạc 膽谩 75 chó sao lưu niên văn tinh xem tu vi h盻議h phụ nữ độc thân hang giï ½ Bạn quÃƒÆ lễ nhập trạch ban tay con gai là ŠBình