Quẻ dịch số 48 "THỦY PHONG TỈNH"

A - Giải Thích Cổ Điển

1) Toàn quẻ :

 

- Khốn ở chót vót cao tất ngã xuống dưới. Vậy sau quẻ Khốn tiếp đến quẻ Tỉnh (cái giếng, chỗ thấp nhất).

 

- Tượng hình bằng trên Khảm dưới Tốn, giống hình cái giếng: Sơ là mạch nước chẩy lên, Nhị Tam là thành giếng giữ nước, Tứ là lòng trống để múc nước, Ngũ là miếng gỗ đậy miệng giếng, và Thượng là miệng giếng. Một cách giải thích khác là tốn hành Mộc, tượng trưng cho cái gầu gỗ, múc nước lên (Khảm).

 

- Giếng tượng trưng cho cái nuôi dân làng mãi mãi, mặc dầu tình thế đổi thay. Muốn lấy được nước giếng, phải có gầu tốt không vỡ, và giây kéo dài Quân tử xem tượng ấy, biết rằng: Muốn nuôi dân phải cung cấp cho dân đủ phương tiện để cho dân được no ấm, yên ổn làm ăn.

 

2) Từng hào :

 

Sơ Lục : bất chính, ở đáy giếng, là giếng cạn nước chỉ còn bùn, không dùng được. (Dụ cho cán bộ vô tài hoặc tham nhũng, dùng chỉ hại dân).

 

Cửu Nhị : dương cư âm vị, là thành giếng bị nứt, để cho nước giếng tràn ra ngoài, nước giếng cũng không dùng được. Dụ cho người cầm quyền có tài nhưng luật lệ đặt ra không được thi hành chỉnh tề, bị xuyên tạc,nên vô dụng (Ví dụ Vương An Thạch biến pháp nhà Tống để quốc phú binh cường, nhưng quan lại và dân chúng không hiểu, nên thất bại).

 

Cửu Tam : dương cương đắc chính, nhưng còn hạ quái, là nước giếng trong sạch nhưng chưa được dùng đến. Dụ cho bậc hiền tài mà chưa được trọng dụng. (ví dụ Bàng Thống khi mới sang Kinh Châu, Lưu Bị chỉ cho làm một chức huyện lệnh, buồn, chưa thi thố được tài to).

 

Lục Tứ : âm nhu đắc chính, lại thượng tiếp với Cửu Ngũ, ví như mạch nước yếu, nhưng giếng được tu bổ nên vẫn có nước, dùng được. (Ví dụ Lỗ Túc tuy không đại tài, nhưng quân tử nhân hậu, thân với Tôn Quyền, nên cũng giữ yên được Đông Ngô sau khi Chu Du tạ thế).

 

Cửu Ngũ : dương cương trung chính, là giếng nhiều nước trong. (Ví dụ Lê Thánh Tông là vị minh quân, âm đức thấm nhuần cả thiên hạ).

 

Thượng Lục : âm nhu đắc chính, là miệng giếng để hở cho thiên hạ tới lấy nước về dùng, Cát. (ví dụ Tiêu Hà vận lương khéo, trị dân giỏi, giữ yên Ba Thục cho Hán Vương yên chí ra tranh đua với Hạng vũ)

 

B - Nhận Xét Bổ Túc.

 

1) Ý nghĩa quẻ Tỉnh :

 

a) Nội quái Tốn là chính sách khoan hồng đại độ, sẽ thu phục được ngoại quái Khảm là những phần tử có óc mạo hiểm, do đó nguy hiểm có thể gây rối loạn nếu không khéo xử dụng họ (cũng như nếu biết giữ giếng khéo thì nước giếng sẽ trong sạch, dùng được, không bị cạn thành bùn hoặc rỉ ra ngoài vô dụng).

 

b) Quẻ Tỉnh còn một triết lý nữa là: giếng một khi được đào rồi thì vẫn ở yên chỗ, mặc dù làng mạc có thể xê dịch đi chỗ khác. ý nghĩa đó nhắc ta đến giáo lý của đạo Phật là bản thể của vạn pháp bất biến, y nhiên, mặc dù tướng của nó là vạn pháp muôn hình vạn trạng. Thể vô sai biệt, còn tướng có sai biệt.

 

2) Bài học :

 

Hiểu theo nghĩa thứ nhất, thì quẻ Tỉnh bầy tỏ chính sách xử dụng nhân tài, cán bộ. Và bài học của nó là:

 

- Không dùng kẻ bất tài như Sơ Lục

 

- Đừng để mai một những kẻ có tài như Cửu Nhị, Cửu Tam, chưa được dùng, hoặc chưa đúng khả năng.

 

- Nên khai thác triệt để những bậc quân tử đôn hậu như Lục Tứ, hoặc tài cao đức lớn như Cửu Ngũ, hoặc khéo giao thiệp với quần chúng như Thượng Lục.

Trở Về Trang Bát Tự Hà LẠC


mất CÃƒÆ hóa GƯỜNG Yên bếp hồng ngoại xử nữ Cung Tá µ khai trương 全自动数控打孔机低价直线导轨钻孔机 Bảo cấp theo phong thủy tương ngày tốt phong thủy thúc đẩy tình yêu Số bói tháng sinh que dự Môn phái tướng ngũ quan sao tham lang tại mệnh kỷ tỵ 1989 Cuộc Sao ân quang phong thủy hạ nền nhà Xem tươi hムЯндексКаталогの検索結果 cung vị Giáp dần tuổi giáp tuất Sao THIêN PHủ chư phật meo Phong thủy cho cửa Giảm chọn nghề đốt vàng mã chã kip Phong Thuỷ tráºn tươi Sao nguyet duc ngày lễ tai nạn mạng Lê Trung Hưng TẠMá giuong