Hàn Lộ, tiết khí thứ 17 trong 24 tiết khí hàng năm, bắt đầu từ ngày 8 hoặc 9 tháng 10 đến ngày 23 hoặc 24 tháng 11. Bắt đầu từ đây, không khí trở nên lạnh lẽo.
Tiết khí Hàn Lộ, thu chuyển sang đông

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Hàn Lộ, tiết khí thứ 17 trong 24 tiết khí hàng năm, bắt đầu từ ngày 8 hoặc 9 tháng 10 đến ngày 23 hoặc 24 tháng 11. Bắt đầu từ đây, không khí trở nên lạnh lẽo, nhiệt độ thấp, chuyển sang mùa đông.


► Tra cứu: Lịch âm, Lịch vạn niên 2016 chuẩn xác tại Lichngaytot.com

Tiet khi Han Lo, thu chuyen sang dong hinh anh
 
Tiết Hàn Lộ là thời điểm Mặt Trời ở kinh tuyến 195 độ. Thời tiết lạnh, sương đọng nhiều, kết trắng trên mặt đất, hàn khí thịnh vượng. Hàn Lộ có ý nghĩa là nhiệt độ còn thấp hơn tiết Bạch Lộ, hơi nước đã sắp két thành sương. Nếu như Bạch Lộ là tiết khí chuyển từ nóng bức sang mát mẻ, khí nóng chưa hoàn toàn tiêu tán thì Hàn Lộ lại là tiết khí chuyển từ mát sang lạnh. Dân gian có câu "Hàn lộ hàn lộ, khắp nơi lạnh lộ" chính là vì như vậy.   Tiết Hàn Lộ, Mặt Trời rời xích đạo, đi từ vĩ tuyến 5°57′  Nam đến vĩ tuyến 11°32′ Nam, lúc này ở Bắc bán cầu, biên độ Mặt Trời từ lớn biến thành nhỏ, mặt đất tiếp thu nhiệt lượng ít hơn hẳn so với mùa hè, nhiệt độ giảm xuống, khí hậu dùng từ lạnh giá để miêu tả.   Bước vào tiết Hàn Lộ, mùa mưa kết thúc, khí trời thường là ngày ấm đêm lạnh, bầu trời trong trẻo, cảnh tượng cuối thu hết sức đẹp đẽ và lãng mạn. Bởi khí trời dần lạnh, cây cối hoa cỏ sắp héo tàn, người xưa gọi đây là thời điểm “từ thanh”, tức là giã biệt cây cỏ. 
Tiet khi Han Lo, thu chuyen sang dong hinh anh
 
Hàn Lộ và Tết Trùng Cửu 9/9 âm lịch gần nhau, có năm là cùng một lúc, hoa cúc nở rộ, để trừ khô háo, nóng trong, táo bón, nên uống trà hoa cúc hoặc rượu hoa cúc để thanh lọc cơ thể, mát gan, giải độc. Đồng thời, đây cũng là tập tục truyền thống trong Tết Trùng Cửu. 
 
Rượu hoa cúc làm từ hoa cúc, gạo nếp, men rượu, ủ, còn gọi là rượu trường thọ, có vị mát, dưỡng gan, sáng mắt, kiện não, tăng cường trí nhớ.   Hàn Lộ là thời điểm bắt đầu mùa đông, âm dương chuyển biến, dương khí dần lui nhường chỗ cho âm khí, hoạt động sinh lý của thân thể cũng cần thích ứng với sự biến hóa tự nhiên này. Dưỡng sinh trong tiết Hàn Lộ lấy cân bằng âm dương làm chủ, đúng theo nguyên tắc “xuân hạ nuôi dương, thu đông dưỡng âm”.    Vì thế, bước vào Hàn Lộ, hãy thu dương khí trong thân thể lại, nuôi dưỡng âm tinh, bảo vệ và thông phổi. Tăng cường ăn vừng, gạo nếp, gạo tẻ, mật ong, sữa, cá, tôm, thịt vịt, thịt bò,…. Hạn chế đồ ăn cay nóng như tiêu, gừng, hành, tỏi,…
Món ăn dưỡng sinh trong 24 tiết khí (phần 1) Món ăn dưỡng sinh trong 24 tiết khí (phần 2) Món ăn dưỡng sinh trong 24 tiết khí (phần 3) Trần Hồng
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Hàn Lộ


chieu than lễ hội lồng tồng xem mệnh lễ hội tháng giêng lê hội xuống đồng To bính thìn 1976 hóa giải mệnh vô chính diệu sao thiÊn cƠ Sao Đế Vượng Thieu tien giúp mâu ngô Vị luà Hội Chùa Thánh Chúa tuoi ty lễ cao tăng rắn mùng năm 1993 tuổi con gì bồn quê lãæ kỳ sao thiÊn tƯỚng Tuổi kỷ Hợi bài học về sự làm người Sống Cung mệnh Xử Nữ Sao Tử sao địa không nửa bái chị xem tử vi Trang trí nhà theo phong thủy cho trung thu thơ ngón chân Tuổi ất sưu nhận diện Con người so xem tướng đoán tuổi thọ CÚNG Bạn go hoàng Ten con