Đối với đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, con trâu là biểu tượng cho sự thịnh vượng và sức mạnh của cộng đồng. Vì vậy, trâu thường được đồng bào dân tộc sử
Lệ hội đâm trâu ở Tây Nguyên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, con trâu là biểu tượng cho sự thịnh vượng và sức mạnh của cộng đồng. Vì vậy, trâu thường được đồng bào dân tộc sử dụng làm vật tế thần linh hay dùng để trao đổi với các món đồ quý khác như cồng chiêng, chum ché, trống và thậm chí cả voi…

Đầu trâu được chọn để tế thần

  Để tế thần, đồng bào nơi đây thường tổ chức lễ hội đâm trâu. Sự kiện này được tổ chức long trọng nhất trong các buổi lễ tế của người Tây Nguyên.   Lễ hội đâm trâu thường được tổ chức vào các dịp như ăn mừng chiến thắng, lễ cầu an, khánh thành nhà rông... Nó khơi dậy niềm kiêu hãnh của cả cộng đồng và để xua đuổi tà thần cũng như thiên tai, dịch bệnh…

Cũng có nhiều gia đình giàu có cũng tổ chức lễ hội đâm trâu để phô trương thế lực, nâng cao uy thế trong cộng đồng. Nhưng cho dù ở quy mô gia đình, dòng họ hay làng xã, lễ hội đâm trâu vẫn luôn là một hoạt động văn hóa đặc sắc, nêu cao tinh thần cộng đồng của người dân tộc thiểu số ở vùng đất đầy nắng và gió này.

Lễ hội đâm trâu thường được tổ chức ở bãi đất trống trong làng, vào mùa lễ hội (hay còn gọi là tháng ning nơng - tháng nghỉ ngơi), diễn ra hàng năm sau khi mùa màng đã được thu hoạch xong. 

Đến ngày đầu tiên của lễ hội, tiếng cồng chiêng, thường là chiêng arap, nổi lên để mời gọi và đón tiếp thần linh cũng như những người tham dự. Trong suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí tưng bừng, náo nhiệt.

Từ sáng sớm ngày hôm sau buổi lễ, tất cả những người tham dự đều đã có mặt và tụ tập xung quanh cây nêu. Già làng đọc vài câu thần chú rồi cho dẫn ra một con trâu đực và cột chặt vào cây nêu với một sợi dây thật chắc được làm bằng vỏ cây rừng. Tiếng cồng chiêng lúc này ngừng lại để nhường cho lời phát biểu của vị già làng, chủ tế buổi lễ. Sau đó, cồng chiêng lại tiếp tục nổi lên với một nhịp độ nhanh hơn và thúc giục hơn để các chàng trai cô gái cùng vào nhảy múa theo điệu nhạc.

Trong suốt ngày và đêm thứ 2, mọi người sẽ nhảy múa theo tiếng chiêng. Ngoài ra còn có các cuộc thi tài như đấu vật, đánh roi… để tranh giành bùa do già làng (pô khua) tặng. Đặc biệt nhất là màn nhảy múa tái hiện cảnh đánh nhau và chiến thắng của các chiến binh. Tất cả mọi hoạt động đều được diễn ra xung quanh cây nêu và con trâu - vật tế lễ đã được buộc chặt.

Buổi chiều ngày thứ 3, một thanh niên lực lưỡng được tuyển chọn, tay cầm giáo nhọn tiến gần lại bên con vật trong khi vẫn nhảy múa theo điệu nhạc. Giây phút linh thiêng đến, chàng thanh niên sẽ giết chết con vật bằng cách đâm mũi giáo vào cạnh sườn, xuyên qua tim nó. 

Sau khi bị giết chết, con trâu được xẻ thịt để thết đãi những người tham dự. Đầu trâu được chặt ra và đặt trang trọng trên cây nêu để dâng cho thần linh. Nếu thịt trâu không đủ, người ta còn giết thêm heo, gà để mọi người cùng được thưởng thức.

Buổi lễ còn được tiếp tục cho đến sáng ngày hôm sau với tiếng cồng chiêng rộn rã và rượu cần thơm nức.

Lễ hội đâm trâu là một nét văn hóa đặc sắc của người dân Tây Nguyên, thể hiện tình đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng.

(Theo Simplevietnam)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Lệ hội đâm trâu ở Tây Nguyên


Bính thân đôi mắt tập cận bình đá thạch anh đen Cách xem tuổi sinh con trai gái theo ý muốn phóng xem bát tự dự đoán đại vận Chọn tên thuộc hành Mộc tốt cho bé ĐẶT TÊN CHO CON yếu 济å độc lập sao phi blog tính cách cung song tử thầy tử vi văn tai tu vi Top 3 con giáp có tướng thành lãnh lỗi phong thủy phòng bếp dùng ĐIÊM tỏi giải thần Tóm ç3 giai Những Vị trí Tam Sát năm 2018 mãƒy yeu dấu hiệu tốt tốt Bị bài pháp duyên chi ta gặp một người nốt ruồi trên tai cách 12 chòm sao tiêu tiền bảo bình nữ và song ngư nam cân đối nhân xử thế phụ Mong nghề nghiệp phù hợp với tuổi mùi các khái niệm về trẻ em xem tử vi Bàn về tập tục xem tuổi lấy ảnh những bó hoa hồng đẹp nhất sóng ghế tantra hà nội Sao suy TÃy bọ