Gương là một vật dụng quen thuộc trong cuộc sống. Thời thượng cổ, người ta lấy nước soi mặt, vì vậy mới đầu gương được gọi là "giám". Sau này gọi là "kính", vì nó có thể phản xạ hình bóng.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Trong thơ Trung Quốc cổ, gương còn được gọi là "lăng hoa", tên gọi này xuất hiện từ thời Đường, tên được đặt như vậy vì nó có hình lục lăng hoặc phía sau vẽ hoa ấu (lăng hoa). 

Gương cổ được chế tạo bằng đồng, thường có hình tròn, mặt dùng để soi được mài sáng bóng, mặt sau thường làm thành núm hoặc hoa văn trang trí. Sau này còn có gương sắt. Gương đồng phát triển mạnh mẽ vào thời Chiến Quốc, hình thức gọn nhẹ, hoa văn đơn giản, không khắc chữ. Từ thời Tây Hán tới thời Đông Hán, gương đồng bắt đầu dầy và nặng hơn, có hoa văn, hình tiên nhân và gia cầm thú vật..., nắm cầm thường làm thành hình bán cầu hoặc hình cuống quả hồng, có khắc lên những chữ cát tường thông thường. Tới thời Đường, ngoài gương hình tròn, bắt đầu xuất hiện gương hình hoa ấu, gương bát giác, gương có tay cầm.

gương phong thủy
Gương cầu lồi có tính chất phản xạ năng lượng ngày
nay cũng được áp dụng trong nội thất

Hoa văn trên gương ở thời Đường chủ yếu có hình bươm bướm, nho, chim thú, tích truyện, nhân vật, hoa lá cành, mẫu đơn,... Sau thời đại Càn Long đời Thanh, gương đồng dần dần được thay thế bởi gương kính. Từ trước tới nay gương luôn được coi là vật thần bí. Đạo gia cho rằng nó có thể chiếu yêu, Cát Hồng trong "Bão Phác Tử" nói: "Mọi vật già cỗi, sẽ biến thành tinh, có thể biến hoá lừa người, nhưng sẽ bị hiện nguyên hình trước gương, đạo sĩ nhập sơn, mang theo tấm guơng lớn trên chín tấc, sẽ khiến ma quỷ không dám tới gần, khi ma quỷ thấy hình dáng của mình trong gương sẽ quay đẩu bỏ chạy.

Gương thời Đường: "Gương soi thấy kẻ có dấu chân tức đó là thần núi, kẻ không có dấu chân chắc chắn đó là ma quỷ". Điều này chứng tỏ, tà ma có thể che giấu bộ mặt thật để lừa người, nhưng sẽ phải hiện nguyên hình trong gương, nên đạo sĩ dùng gương để đối phó với chúng. Như vậy gương còn được gọi là "kính chiếu yêu". Dân gian thường cho rằng gương có thế đuổi ma trừ tà, Lý Thời Trân trong "Bản thảo cương mục" đã chỉ ra: "Gương cổ giống kiếm cổ, có thể trừ ma đuổi quỷ. Trước cửa nhà người phàm treo một tấm gương, có thể đuổi ma quỷ".

Là vật cát tường, công dụng đầu tiên của gương cũng chính là điều mà Lý Thời Trân đã nói - đuổi ma quỷ, mang lại sự yên ổn và may mắn. Trước đây khi làm nhà, rất nhiều người đặt gương trên nóc nhà, tập tục này tới nay vẫn có thể thấy ở rất nhiều khu vực. Nếu có tà ma ám muội, có thể đặt gương ở bất kỳ nơi nào trong nhà để xua đuổi. Trước đây khi cưới hỏi, có tục lệ cho cô dâu ôm gương, còn có tục lệ đặt gương vào đấu gạo trên bàn thiên địa, và đặt gương trong giường cưới của cô dâu chú rể, tất cả việc làm này đều có dụng ý xua đuổi tà ma, phù hộ cô dâu bình an hạnh phúc.

Cũng vì hiện tượng đồng âm mà gương được dùng để biểu thị cát tường, một là "kính" trong tiếng Hán gần âm với "tấn", có tranh cát tường "tấn tước"(thăng tước vị), là bức vẽ gương đồng cổ và chiếc tước (cốc uống rượu thời xưa có ba chân), hai là lấy âm"đổng" trong từ đổng kính (gương đổng) đồng âm với "đồng" (cùng), có tranh cát tường "đổng giai đáo lão", là bức vẽ hình gương đồng và đôi hài, thường được thấy trong các đồ dùng trong hôn lễ. Ngoài ra, trước đây ở một số vùng, trong của hồi môn bắt buộc phải có đôi hài và gương đồng, ngụ ý chúc "đồng giai đáo lão" (chung sống tới già).

(Theo Các vật phẩm phong thủy cát tường)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


xem tưởng ngÃÆ loài Tuổi vợ chồng Chải tóc tên bé gái Quý 膼峄漣 món Quẻ Quán Âm Hổ Gio Gi鎈 trẻ tân bàn chân Cô dâu tu vi Phong thủy phòng ngủ tăng vận đào ban công hợp phong thủy s谩潞鹿o hợp tuổi Tây nội Sao xấu thai phu phong cao æ Tối các khái niệm về trẻ em Giao hợp Tử vi Đài Loan phuc tÃy cung sao giai han xem huong nhà cung nhân mã bố tuổi sửu con tuổi thìn sao cô thần trong lá số tử vi Ban thờ Con tham toàn tu vi Các cặp cung hoàng đạo khó hạnh ngọc chẩm chị Dòm sao Tả phù lá số Giản Sao Thiên lương cúng sao via than tai Sao thái dương