Trong thực tế ứng dụng phong thủy học, mỗi loài cây khác nhau có những ý nghĩa tượng trưng riêng. Quất Là loại cây được mọi người yêu thích nhất vào mỗi dịp tết đến xuân về. Do chữ “quất” đọc lên gần giống chữ “cát” trong từ “cát tường”, nên cây quất

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Trong thực tế ứng dụng phong thủy học, mỗi loài cây khác nhau có những ý nghĩa tượng trưng riêng.

Quất

Cay-quat-ngay-tet-nguyen-dan-45

Là loại cây được mọi người yêu thích nhất vào mỗi dịp tết đến xuân về. Do chữ “quất” đọc lên gần giống chữ “cát” trong từ “cát tường”, nên cây quất đựợc cho là mang ý nghĩa may mắn.

Cây hoa mai

Hoa mai nở vào thời khắc giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân, được xem là “độc thiên hạ nhi xuân”, vì thế còn được gọi với một cái tên khác là “hoa báo xuân”. Ngưòi ta cho rằng, năm cánh hoa mai tượng trưng cho năm vị thần may mắn, cũng là tượng trưng cho “ngũ phúc” là vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi và bình an. Bởi thế mới có bức tranh gọi là tranh “mai khai ngũ phúc”. Không chỉ thế, năm cánh hoa mai còn có mối liên hệ với ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ trong âm dương. Trên các câu đối chúc thọ thường có câu “mai khai ngũ phúc, trúc báo tam đa” (vì trúc có ba nhánh) với hàm ý chúc mọi sự may mắn. Trồng mai ngoài vườn hay trong chậu cảnh đều có giá trị thưởng thức như nhau.

Cỏ cát tường

Còn gọi là cỏ đoan. Chỉ một cái tên đã đủ cho thấy đây là một loài cây có ý nghĩa may mắn. cỏ cát tường nhỏ xinh, quanh năm xanh rờn, tươi tôt. Dù sống trong bùn đất hay trong nước, cây đều có thể sinh trưởng một cách dễ dàng. Loài cây này tượng trưng cho khát vọng “cát tưòng như ý” của con ngưòi.

Cây linh chi

Từ xưa vốn được coi là điềm may mắn. Trong tranh cát tường thường có hình ảnh con hươu hoặc thiên nga ngậm một cành linh chi. Tranh này thường dùng để làm quà chúc thọ.

Cây hoa sen

Cây hoa sen là giống cây sống dưới nước, cùng họ với hoa súng. Cây này còn nhiều tên gọi khác như: phù dung nước, phù dung, thủy hoa, thủy vân… Ngó sen có thể ăn được, cũng có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh, bổ trung ích khí; hạt sen có tác dụng tĩnh tâm, giải nhiệt.

Cây hoa mẫu đơn

51-hoa-mau-don

Mẫu đơn là loài hoa phú quý quốc sắc thiên hương, vẫn được các văn nhân nho sĩ ngày xưa trồng trong vưòn nhà hoặc trong thư phòng. Mẫu đơn không chỉ có sắc mà ngay cả cái tên cũng rất đẹp, nó mang ngụ ý chỉ sự may mắn. Vì thế khi thiết kế vườn, ngưòi ta thường đặt hoa mẫu đơn cạnh đá trường thọ để tạo thành một cặp “trường thọ phú quý”, hoặc đặt chung với cây hoa trường xuân tạo thành “phú quý trường xuân”.

Cây táo tàu

Gỗ cây cứng, có thể dùng để chế tạo khí cụ, cũng có thể dùng làm bản khắc gỗ. Quả táo tàu có thể ăn được, có tác dụng “bổ trung ích khí, cửu phục thần tiên”.

Cây đào

t332038

Cây đào trong phong tục tập quán, trong tôn giáo hay quan niệm thẩm mĩ đều có vị trí khá quan trọng. Hoa đào có nhiều màu: màu đỏ, màu trắng, màu phớt hồng. Hương hoa man mác, dáng hoa yêu kiều thướt tha.

Người xưa thường lấy gỗ cây đào để chế tạo các vật đuổi tà khí, như con dấu đào hay kiếm đào… Ngoài ra, quả đào còn có những tên gọi mĩ miều khác như “đào tiên” hay “đào trường thọ”. Hoa đào đẹp, quả đào ngon, cây đào trong quan niệm truyền thống vẫn được coi là có thể đem lại may mắn và tránh được tà khí. Không chỉ có thế, do dễ trồng và ít bị sâu bệnh nên cây đào thường được trồng trong vườn nhà của các gia đình.

Cây tùng

Xưa nay vẫn được người đời ca ngợi. Cây tùng chịu được lạnh, có thể sống ở mọi địa hình, từ nơi ẩm thấp cho đến nơi khô cằn nhất; quanh năm xanh tốt, chịu được sương giá. Cây có khả năng “trường thọ bất lão”. Dân gian khi chúc thọ nhau thường có câu: “Phúc như Đông trường lưu thủy, thọ tỉ Nam sơn bất lão tùng” (có nghĩa là: Phúc dồi dào như dòng nước biển Đông, thọ cao hơn cả cây tùng trẻ mãi không già trên đỉnh núi Nam). Trong thư họa thường có bức tranh “Tuế hàn tam hữu” (ba người bạn mùa đông, bao gồm tùng, trúc, mai) dùng để chỉ sự may mắn. Trong các đồ khí cụ hay vật trang trí khác thường có các tranh “tùng bách đồng xuân”, “tùng cúc diên niên” hay “tiên hồ tập khánh” (tức cành thông, thủy tiên, linh chi và hoa mai, tất cả cắm trong cùng một cái lọ…). Có thể nói, tùng được coi là một loài cây tượng trưng cho sự may mắn.

Cây trúc

Theo phân loại của môn thực vật học hiện đại, họ nhà trúc (bao gồm trúc, tre, nứa…) thuộc loài cây thân đốt. Có thể nói trong kho tàng thơ từ ca phú từ xưa đến nay có rất nhiều tác phẩm ca ngợi loài cây này. Chúng có quan hệ mật thiết với đời sống của người dân. Thân cây có thể dùng để làm vật liệu xây nhà, làm bút viết, làm giấy, làm đồ dùng gia đình hoặc làm tranh điêu khắc… Trong các bức tranh quốc hoạ, thường có hình ảnh “tuế hàn tam hữu”, tức ba ngưòi bạn mùa đông là tùng, trúc, mai. Còn trong tranh Ngũ thanh thì đó là hình ảnh của tùng, trúc, mai, trăng và nước.

Họ nhà trúc có rất nhiều chủng loại, khoảng 100 loài trở lên, trong đó mỗi loài trúc gắn với một hàm nghĩa văn hóa riêng. “Trúc” gần âm với “chúc”, nên cây trúc có ý nghĩa như một lời chúc tốt đẹp.

Cây bách

“Bách” gần âm với “bách” trong chữ “bách niên”. Theo quan niệm truyền thông, 100 là con số cực điểm. Mọi vật đều gắn liền vối chữ “bách” như “bách sự”, “bách điểu”, vì thế trong loạt tranh cát tường, cây bách thường đi liền với tranh “như ý” tạo thành “bách sự như ý” (mọi sự đều như ý muôn), cây bách và cây quất đứng cạnh nhau tạo thành “bách sự đại cát” (mọi sự đều may mắn).

Cây quế

Quế có nhiều loại bao gồm đơn quế, kim quế, nguyệt quế, ngân quế, quế lá liễu… Trong đó, đơn quế, kim quế và ngân quế nổi tiểng nhất vối các màu hoa đỏ, vàng, trắng. Cây quế bắt đầu ra hoa từ tháng Tám âm lịch, vì thế tháng Tám âm lịch còn gọi là “quế nguyệt” (tháng quê). Hoa quế rất thơm, có thể dùng để pha trà, cũng có thể dùng làm vị thuốc.

“Quế” gần âm với “quý”, có ý nghĩa chỉ sự vinh hoa phú quý. Ở một số vùng có phong tục cô dâu đội hoa quế, vừa thơm, lại vừa quý phái. Một bức tranh vẽ quế và hoa sen, có ý nghĩa “liên sinh quý tử”, tức sinh nhiều quý tử. Nếu là tranh vẽ quế và đào thọ thì có nghĩa là “quý thọ vô cực”, tức phú quý và trường thọ mãi mãi. Vì thế có thể nói cây quế là một loài cây may mắn.

Cây ngô đồng

Thuộc giống cây trẩu. Cây trẩu có nhiều loại: dầu trẩu, trẩu hoa tím, trẩu hoa trắng, cây bao đồng, cây ngô đồng… Gỗ cây ngô đồng, chặt ra không có sâu mọt, bị ẩm ướt cũng không mục nát, giãi nắng dầm mưa cũng không hề hấn gì, thiếu nước cũng không bị khô héo, phẩm chất không thay đổi, trường thọ mãi mãi. Các giống cây trẩu có rất nhiều tác dụng: cây dầu trẩu có thê ép lấy dầu, cây bao đồng cho bóng dâm, gỗ cây ngô đồng có thể dùng để chế tạo đàn.

Cây ngô đồng được xem là cây thiêng, có thể linh nghiệm trong thực tế. Một loài cây có thể thu hút được cả chim thần – chim Phượng Hoàng – như cây ngô đồng thì đương nhiên là rất thần kì, linh thiêng. Một bức tranh vẽ cây ngô đồng và con chim khách báo hỉ có ý nghĩa “đồng hỉ”. Cây ngô đồng vì thế cũng được coi là loại cây may mắn.

Cây lựu

Cây lựu, còn gọi là “an thạch lựu”. Nói về cây lựu, dân gian có câu “thạch lựu bách tử’, tức quả lựu có nhiều hạt. Lại có câu “đa tử đa phúc”, tức hạt càng nhiều thì phúc càng lớn. Trên thực tế, hoa và quả lựu có màu đỏ rực như lửa, quả lựu có tác dụng giải khát và giải rượu, vì thế cây lựu vừa có giá trị thưởng thức lại có giá trị sử dụng, là loài cây quen thuộc trong vườn nhà của mỗi gia đình.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Cây Cối Phong Thuỷ ý nghĩa của các loài cây ý nghĩa của các loài cây cảnh ý nghĩa của các loài trái cây ý nghĩa phong thủy của các loại cây cảnh


BÃƒÆ Hội Chọi Trâu Bình chùa hà đồng chân đồng hồ chiều cao cửa cung sư tử Sao Hóa kỵ sao ĐÀ lÀ Truyền rá ng vương Đình chi DÃƒÆ nội thất việc ト黛サ冂 con đường van khan Sao Kiếp Sát tỳ xem tướng bàn chân gương cách tiêu tiền Sao Văn khúc diễn Tuong xăm mình Sao Phong cáo trung người mệnh kim chon CA ト黛 冂 sao triệt mơ thấy bút Đặt Tên suy đoán diện Tạ mơ đái dầm đánh đề con gì giữ Xem bói pháp Khổng minh tÃ Æ Ngay thang năm sinh họ chỉ nắm lượng chuyện lạ