Có một nữ hoàng làm rất nhiều việc tốt cho dân, khi qua đời đã đầu thai thành con ve sầu. Khi đã trở thành ve sầu, bà không bao giờ già vì luôn lột xác sau mỗi mùa hè.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

1. Tượng thần Ganesa:
Theo người Ấn Độ, đây là một vị thần tượng trưng cho sự may mắn và thông thái. Với hình thù đầu voi, nhiều tay và mỗi tay cầm một bảo vật tượng trưng cho quyền uy và thông tuệ.

Tương truyền rằng Thần có mái tóc dài, tết thành nhiều tết xoã xuôi sau lưng. Đeo quanh ngực là dây rắn Naga. Theo tục lệ, mỗi khi khai trương cửa hàng, công ty, người dân đều đi lễ thần Ganesa và thường xoa vào bụng, sờ vào vòi của tượng với cầu mong gặp nhiều may mắn .


Tượng thần Ganesa

Đặt tượng tại vị trí trang nghiêm hay nơi có sao Bát Bạch bay tới.
2. Bắp cải:
Bắp cải phong thủy còn được gọi là "rau phong thủy" có tác dụng "chiêu" tài lộc và may mắn cho mọi thành viên trong gia đình.
Trong phong thủy, bắp cải được ví như chiếc túi dùng để chứa tiền tài, "của cải". Và khi tiền đã vào chiếc túi này thì sẽ sinh sôi nảy nở “cuồn cuộn” không ngừng. Bắp cải giúp mang lại may mắn, thu hút tài lộc rất hiệu quả nên thường được đặt ở vị trí trang trọng, tốt nhất nên chọn vị trí thuộc cung tài lộc của gia chủ.


Theo phong thủy, các loại đá quý, ngọc thường hội tụ 5 đức tính cơ bản của con người: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín... Vì thế, bắp cải phong thủy thường được làm từ các loại đá quý, ngọc sẽ kích hoạt được nhanh và nhiều vận may đến cho gia đình.


Ngoài cung tài lộc của gia đình, bạn có thể đặt bắp cải phong thủy trên bàn trà trong phòng khách hoặc bàn ăn trong phòng ăn cũng có thể tụ khí tốt cho gia đình. Có rất nhiều kiểu dáng bắp cải như: bắp cải đội thiềm thừ, bắt cải đội tỳ hưu, bắp cải đội rùa vàng... giúp nhân đôi vận may và tài lộc.
3. Ve sầu – Biểu tượng của sự bất tử và lá bùa chống lại những âm mưu:
Linh vật trong phong thủy tượng trưng cho tuổi thọ và sự trường tồn vĩnh cửu là Ve Sầu.


Đối với người Trung Quốc, ve sầu và rùa là hai biểu tượng mạnh mẽ nhất cho sự trường tồn. Với người còn sống, hai con vật này mang đến cho họ một cuộc sống tốt đẹp. Ve Sầu không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn là biểu tượng của sự bảo vệ, che chở. Còn ve sầu cũng được coi như một lá bùa hộ mệnh, chống lại kẻ thù.

Ve sầu – Biểu tượng của sự bất tử và lá bùa chống lại những âm mưu
Thời xa xưa, những gia đình giàu có thường táng theo người chết một viên ngọc bích chạm khắc hình con ve sầu, đặt trên nắp áo quan, mong cho người đã khuất có được một cuộc sống tốt đẹp ở thế giới khác.

Đối với người đang sống, ve sầu được xem là một biểu tượng của cuộc sống lâu dài, hạnh phúc và tuổi trẻ bất diệt.

Nguyên nhân của điều này này được bắt nguồn từ truyền thuyết xưa kia. Tương truyền rằng: Có một nữ hoàng làm rất nhiều việc tốt cho dân, khi qua đời đã đầu thai thành con ve sầu. Khi đã trở thành ve sầu, bà không bao giờ già vì luôn lột xác sau mỗi mùa hè. 


Bên cạnh ý nghĩa đó, loài ve sầu còn được coi như một một lá bùa hộ mệnh. Khi đeo trên mình một vật có dáng ve sầu, bạn sẽ được bảo vệ khỏi những nguy hiểm, tiểu nhân và kẻ thù.

Một miếng ngọc bích hình con ve sầu có tác dụng bảo vệ tốt. Những nhân viên trong công ty muốn tìm kiếm sự bảo vệ trước một đồng nghiệp không đáng tin cậy hay người quản lý có mưu đồ xấu, có thể tìm một miếng ngọc bích hình con ve sầu như mặt dây chuyền để đeo.

4. Rùa – Biểu tượng muôn đời của sự trường thọ

Rùa được các nhà khoa học chứng minh là một trong số những loài vật có tuổi thọ thuộc hàng cao nhất. Trong văn hóa Việt Nam, rùa là một linh vật được tôn trọng từ ngàn xưa. Còn riêng trong phong thủy, rùa là linh vật mang nhiều ý nghĩa nhất.


Nó là tạo vật duy nhất trong tứ linh thật sự tồn tại và có thể dễ dàng tìm thấy. Vì vậy, rùa không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn của sự bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng.

Trong thuật phong thủy, con rùa giống như những ngọn đồi phương Bắc vững chãi, đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền. Con rùa còn được cho là người vận chuyển ma trận huyền ảo của chín con số cơ bản mang trên lưng và gây sự chú ý cho Phục Hy – vị hoàng đế đầu tiên trong truyền thuyết của Trung Hoa, người được cho là tác giả của Kinh Dịch, cuốn sách là cơ sở của tất cả lý thuyết trong Phong Thủy.


Con rùa giấu trong cơ thể và trong những hoa văn trên mai nó tất cả bí mật của đất trời. Tục truyền rằng khi Ban Cố tạo ra thế giới, ông đã dùng những chú rùa như những chiếc cột chống để giữ vạn vật. Phần gù ở lưng con rùa được coi là trời và phần bụng được gọi là đất, điều này khiến rùa tồn tại bền vững với thời gian.



Nếu nhìn kỹ con rùa, bạn sẽ nhận thấy nó có một chiếc đầu rắn và một chiếc cổ rất dài. Các phong thủy gia thường hay trưng bày trong nhà con rùa đầu rồng ( Long Quy)để có thật nhiều vận may. Hình tượng con rùa đầu rồng này thường được cho ngồi trên rất nhiều đồng xu và những thỏi vàng, miệng có ngậm một đồng xu.

Tạo vật này vừa mang hiện thân cho sự can đảm của loài rồng và sự bảo vệ chắc chắn của loài rùa. Các doanh nhân trưng bày Long Quy ở phía sau chỗ làm việc thì sẽ can đảm hơn trong việc ra quyết định đồng thời trách được những rủi ro trong kinh doanh. Nên nuôi rùa ở hướng Bắc ngôi nhà vì chúng sẽ đem tới cho gia đình nhiều cát khí hơn.

Fuko (TH)

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


hiểu phật mơ thấy máu sao pha toai Thiên không tài năng trò một ban gai Cửa Hàng đoán vận hạn thông minh khi dai lam moc quỷ tuoi ty chuc buổi tối vui vẻ chòm sao Sư Tử Tính cách ảnh hưởng đến sự nghiệp Quạ bò cạp và ma kết tu vi xem Tu tru thắng quan tài cây thủy xương bồ Sao Long Trì bàn thờ dưới xà nhà sao trực phù bài pháp Duyên Chi Ta Gặp Một Người Rau hoà giáo Sao Hóa kỵ hung hình xăm bướm đẹp hoá lộc Chữ cách đặt két sắt trong nhà lưỡng kết hôn muộn hoc chỉ tay đường sinh lý cải táng sắp tình duyên mạnh nhất sao Liêm Trinh Sua chua nha