Bài viết của tác giả Ân Quang về Tiền Kình Hậu Đà. Một bài viết phân tích sâu sắc.
Sao không phải là sao: tiền kình hậu đà; lộc tiền nhất vị, thị kình dương?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Bài của Ân Quang

Kình Đà và Lộc Tồn tinh hệ

Trong bài trước, tôi có bàn về điểm dị biệt giữa Tinh, Diệu, Thân và Kình, Đà là hai khí lực luôn ở quanh Lộc Tồn.

Lộc tồn di chuyển đến đâu, thì Kình Đà cũng di chuyển theo bao quanh, ở hai cung giáp Lộc Tồn, theo chiều hướng “Tiền Kình Hậu Đà, Lộc Tiền nhất vị, thị Kình Dương”. Tiền và hậu đây là căn cứ vào vị trí của Lộc Tồn.

Bộ sao Quốc Ấn, Đường Phù cũng luôn luôn di chuyển theo Lộc Tồn, theo một hướng khác: “Thuận Cửu Nghịch Bát”. Thuận Nghịch đây là so với vòng xoay chuyển của địa chi.

Vì vậy, Lộc Tồn tinh hệ gồm cả thảy mười bảy sao. Đó là Lộc Tồn, Kình, Đà, Ấn, Phù, Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, ….

Chỉ vì sự xếp đặt trình bày dưới hình thức Đồ Biểu (xem thì có vẻ Khoa học) mà có sự ngộ nhận rằng Lộc Tồn tinh hệ chỉ có mười ba sao là Lộc Tồn, Bác sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu hao …

Mới đây lại có cuốn sách Tử-Vi, tách Lộc Tồn rời ra, lập thành Bác Sĩ tinh hệ, chỉ gồm có mười hai sao, khởi đầu là Bác Sĩ rồi đến Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu hao...

Tử-Vi tinh hệ chỉ có sáu sao, đó là: Tử-Vi, Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh.

Thiên Phủ tinh hệ lại có tám sao, đó là: Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân.

Không có một định luật nào bó buộc rằng một tinh hệ chỉ có, hoặc phải có đúng mười hai sao. Có thể có mười hai sao, hoặc hơn hoặc kém số đó. Kình Đà luôn luôn ở quanh Lộc Tồn, Ấn, Phù cũng xê dịch tùy theo vị trí của Lộc Tồn tinh hệ. Và như vậy, Lộc Tồn tinh hệ có mười bảy sao.

Vì đâu mà có KÌNH DƯƠNG ở Dần Thân Tỵ Hợi. ĐÀ LA ở Tý Ngọ Mão Dậu.

Trước đây hai mươi mốt năm (1952), cuốn Tử Điển Tử-Vi của tác giả Đắc Lộc, xuất bản tại Hà Nội có luận về các sao Kình, Đà như sau:

Kình Dương là Dương Tinh, phù cho người Dương Nam, Dương Nữ. Kình Dương Vượng ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Đắc địa ở Tỵ, Hợi, Dần, Thân. Hãm ở Mão, Tý, Ngọ.

Đà La là Âm tinh, phù cho người Âm Nam, Âm Nữ. Đà La Vượng ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Đắc địa ở Tý, Hợi. Hãm ở Dần, Mão, Tỵ, Thân, Ngọ, Dậu.

Cũng trước đây, trên hai mươi mốt năm (năm 1952), trong Tử-Vi Đẩu Số Quyển Hạ, ở trang 172 tác giả Nguyễn Mạnh Bảo có luận về sự hung hại của Kình Dương ở Dần, Thân, và qua trang 173 thấy có ghi là “ở cung Dần thì đắc địa”.

Vài năm sau đó (1957) tác giả Vân Đằng Thái Thứ Lang cũng luận về sự hung hại của Kình Dương ở Dần, Thân.Trong cuốn Tử Vi Chỉ Nam xuất bản năm 1957 (cách đây mười sáu năm), tác giả Song An Đỗ Văn Lưu cũng có nói về Kình Dương ở Dần Thân Tỵ Hợi và Đà La ở Tý Ngọ Mão Dậu.

Và cứ thế tiếp tục, một vài cuốn sách Tử-Vi xuất bản gần đây cũng có luận về sự hung hãn của Kình Dương ở Dần, Thân.

Thế nhưng, áp dụng phương pháp an sao của quý vị tác giả ấy thì không thể nào tính cho có được Kình Dương ở Dần, Thân, Tỵ, Hợi và Đà La ở Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Quý bạn Tử-vi thử tính lại, hoặc xem lại phần chỉ dẫn an sao thì rõ.

Sở dĩ có sự lủng củng như vậy (luận về ảnh hưởng của Kình ở Dần, Thân, Tỵ, Hợi và Đà La ở Tý, Ngọ, Mão, Dậu, mà trong phần chỉ dẫn an sao thì không có) là vì đã tách rời Kình Dương và Đà La ra khỏi Lộc Tồn tinh hệ. Rồi từ đó đã áp dụng lần lần câu: “Tiền Kình Hậu Đà, Lộc Tiền nhất vị, thị Kình Dương”.

Kình và Đà là hai khí vận luôn luôn đi theo kèm hai bên Lộc Tồn.

Tuổi Giáp, Lộc Tồn tại Dần

Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Tiền Kình Hậu Đà thì Kình Dương tại Mão, Đà La tại Sửu.

Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Tiền Kình, Hậu Đà thì Kình Dương tại Sửu và Đà La tại Mão. Như vậy thì mới có trường hợp Đà La tại Mão (Tý Ngọ Mão Dậu).

Tuổi Ất, Lộc Tồn tại Mão

Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Tiền Kình Hậu Đà thì Kình Dương tại Thìn, Đà La tại Dần.

Kình Đà là hai khí vận nằm trong Lộc Tồn tinh hệ, luôn luôn gíap hai bên Lộc Tồn

Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Tiền Kình, Hậu Đà thì Kình Dương tại Dần và Đà La tại Thìn. Như vậy mới có trường hợp Kình Dương ở Dần (Dần, Thân, Tỵ, Hợi).

Tuổi Bính & Mậu, Lộc Tồn tại Tỵ

Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Tiền Kình, Hậu Đà thì Kình Dương tại Ngọ, Đà La tại Thìn.

Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Tiền Kình, Hậu Đà thì Kình Dương tại Thìn và Đà La tại Ngọ. Như vậy thì mới có trường hợp Đà La tại Ngọ (Tý Ngọ Mão Dậu).

Tuổi Đinh & Kỷ, Lộc Tồn tại Ngọ

Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Tiền Kình Hậu Đà thì Kình Dương tại Mùi, Đà La tại Tỵ.

Kình Đà là hai khí vận nằm trong Lộc Tồn tinh hệ, luôn luôn gíap hai bên Lộc Tồn

Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Lộc tiền nhất vị, thì Kình Dương tại Tỵ và Đà La tại Mùi. Như vậy mới có trường hợp Kình Dương tại Tỵ (Dần, Thân, Tỵ, Hợi).

Tuổi Canh, Lộc Tồn tại Thân

Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Tiền Kình Hậu Đà, thì Kình Dương tại Dậu, Đà La tại Mùi.

Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Lộc tiền nhất vị thị Kình Dương thì Kình tại Mùi và Đà tại Dậu. Như vậy mới có trường hợp Đà La tại Dậu (Tý Ngọ Mão Dậu).

Tuổi Tân, Lộc Tồn tại Dậu

Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Lộc tiền nhất vị thị Kình Dương, thì Kình tại Tuất, Đà tại Thân.

Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Tiền Kình Hậu Đà, thì Kình Dương tại tại Thân và Đà La tại Tuất. Vì vậy mà có Kình Dương tại Thân (Dần, Thân, Tỵ, Hợi).

Tuổi Nhâm, Lộc Tồn tại Hợi

Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Lộc tiền nhất vị thị Kình Dương, thị Kình Dương tại Tý, Đà La tại Tuất.

Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Tiền Kình Hậu Đà, thì Kình Dương tại tại Tuất và Đà La tại Tý (Tý Ngọ Mão Dậu).

Tuổi Qúy, Lộc Tồn tại Tý

Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Tiền Kình Hậu Đà thì Kình Dương tại Sửu, Đà La tại Hợi.

Kình Đà là hai khí vận nằm trong Lộc Tồn tinh hệ, luôn luôn gíap hai bên Lộc Tồn

Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Tiền Kình Hậu Đà Lộc tiền nhất vị, thị Kình Dương thì Kình Dương tại Hợi và Đà La tại Sửu. Vì vậy mới có trường hợp Kình Dương tại Hợi (Dần, Thân, Tỵ, Hợi).

Cụ Song An Đỗ Văn Lưu, khi bàn về Miếu, Vượng, Hãm của các sao có nói Kình Dương Hãm ở Tỵ, và Đắc địa ở Dần, Thân, Hợi.

Cụ Ba La trong khi luận giải kỹ một vài lá số, cũng đã an Kình Đà và luận về sự Đắc, hãm của bộ sao này như vậy. Tuy nhiên, với một vài người chưa thông cảm lắm, hoặc có thái độ chất vấn, đánh đố phiền phức thì Cụ không ham muốn tranh luận phải trái làm gì. Giá trị của Tử-Vi không phải chỉ thu gọn vào một số công thức khô khan để giải đáp những khắc khỏai giây lát mà nằm ở những quan niệm sâu xa, luận giải tế nhị. Luận giải tế nhị với người chưa nắm vững căn bản thì mất nhiều thời giờ, có khi lại đi đến chỗ tranh luận phiền phức, hơn thua chẳng lợi lộc gì.

Trong khi sưu tầm các quan niệm Tử-Vi xưa, tôi không hề có ý dựa vào quan niệm của Cụ Ba La hoặc của Cụ Song An làm tiêu chuẩn cho chân lý Tử-Vi. Tôi chỉ muốn trình bày rằng, sự vội vã công thức hóa Tử-vi, thu gọn Tử-vi vào trong một số đồ biểu, đã làm thất lạc những quan niệm thâm thúy của người xưa. Thọat nhìn qua thì một số công thức, đồ biểu, có vẻ khoa học, dễ hiểu, để áp dụng cho người mới nhập môn. Nhưng khi bình tâm tính kỹ lại thì dễ có điểm mâu thuẫn khó giải quyết, hoặc thiếu ý nghĩa sâu rộng khiến cho người nghiên cứu Tử-vi khó có thể tiến xa được.

Mâu thuẫn không phương hướng giải quyết, vì như bên trong có cuốn sách thì luận về sự hung hại của Kình Dương ở Dần, Thân; có đoạn sách nói là Kình Dương ở Dần là Đắc Địa, mà ở phần chỉ dẫn an sao, không tính cách nào cho có được Kinh Dương ở Dần Thân Tỵ Hợi (chỉ vì đã tách rời Kình Đà ra khỏi Lộc Tồn tinh hệ, áp dụng lầm lẫn câu Tiền Kình Hậu Đà. Lộc Tiền Nhất Vị, Thị Kình Dương).

CÁC CUNG MIẾU, ĐẮC, HÃM ĐỊA CỦA KÌNH DƯƠNG VÀ ĐÀ LA

Phần lớn các sách Tử-Vi đều luận rằng:

– Bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi là Miếu địa của Kình Dương và Đà La.

– Bốn cung Dần Thân Tỵ Hợi là Hãm địa của Đà La.

Riêng về Kình Dương thì Hãm địa là cung Tỵ, và Đắc địa là Dần Thân và Hợi.

Theo cụ Song An (tác giả cuốn Tử-Vi chỉ Nam) thì Kình, Đà cũng Đắc địa tại Tý, có đọan lại luận là Bình.

Tôi thiển nghĩ là không nên phân vân, khẳng định hoặc phủ nhận một công thức nào. Các công thức trong Tử-Vi không phải là đã được lập thành bởi những định luật tóan học, vật lý, hóa học, máy móc, mà bởi “kinh nghiệm”. Tử-Vi là một môn Khoa Học luận tương đối. Không có đơn vị nào để đo lường sự sai biệt giữa Đắc và Bình, giữa Miếu và Vượng. Một sao “Bình” mà được đa cát tinh giao hội vẫn đắc lực hơn một sao “Đắc” mà đứng chơi vơi một mình, không được phò tá.

Những công thức Tử-Vi được lập thành do những quan niệm Lý Học, do sự luận giải, chiêm nghiệm, kinh nghiệm. Muốn chiêm nghiệm, rút kinh nghiệm thì cần hiểu ý nghĩa, tính chất các sao ấy. Có hiểu ý nghĩa các Sao thì mới có thể nhìn xâu xa, vì các Vị sao trong Tử-Vi, không phải là những con số. Trên các vị sao ấy (tạm gọi chung là như vậy) có khi còn kéo theo cả một nhân sinh quan, một vũ trụ quan. Người xưa đã ngụ ý rất nhiều khi đặt tên các vị Sao.

Ý NGHĨA CỦA KÌNH DƯƠNG VÀ ĐÀ LA

Trong vòng Lộc Tồn, thì Thanh Long và Bệnh Phù là hai ngôi luôn luôn đối chiếu nhau.

Gặp Bệnh Phù ở cung chính thì ít người để ý, mà lại tập trung cái nhìn của mình vào Thanh long, từ ngoài chiếu lại.
Khi xem cung Thìn là cung chính, gặp Bệnh phù ở đó thì không kể đến, mà lại chú trọng luận giải Thanh Long ở cung Tuất chiếu vào. Bệnh Phù và Thanh Long cùng ở trong một vòng sao, hai ngôi luôn luôn đối chiếu nhau. Vì sao lại bỏ Bệnh Phù ở bên trong, để nhìn vào Thanh Long bên ngoài? Ấy cũng chỉ là thói quen vội vã thông qua những tên sao nào có vẻ rắc rối khó hiểu, chỉ nhìn vào những sao nào có vẻ dễ hiểu, hoặc có vẻ hấp dẫn hơn.

Bệnh phù là cái gì mơ hồ, nghe có vẻ như bệnh hoạn, phù thũng. Thanh long nghe có vẻ sáng sủa hấp dẫn hơn. Thế rồi, khi xem cung Thìn là chính, thấy có Bệnh phù, cũng bỏ đó, hãy luận về Thanh Long ở cung Tuất chiếu vào đã.

Một vài người nghiên cứu Tử vi thường có thói quen như vậy. Nhờ linh tính, trực giác, gặp may nhiều khi cũng đoán đúng. Nhưng, thiển nghĩ rằng sự đoán đúng này, dùng để chứng minh ảnh hưởng của trực giác chứng minh cái thuyết “Phúc chủ lộc Thầy”…thì đúng hơn là để đi tìm cái tinh hoa của môn lý học.

Cũng do sự vội vã thông qua, do thói quen dồn các bộ sao vào một công thức mà không mấy người, không mấy cuốn sách tử vi nói rõ điểm dị biệt giữa Kình và Đà, Linh và Hỏa, Khôi và Việt, Không và Kiếp…

Cứ nói rằng Kình Đà, Không Kiếp, Linh Hỏa, là bộ lục Sát. Rồi thì Kình cũng như Đà, Đà cũng giống Kình, Kiếp cũng như Không, Không cũng là Kiếp, Linh cũng như Hỏa – Hỏa cũng giống Linh hay sao?

Cứ nói rằng “Tọa khôi hướng Việt”, “Tọa Quý hướng Quý” là quý cách, Khôi và Việt là bộ văn tinh, Quý tinh. Rồi Khôi cũng là Việt. Việt cũng giống Khôi hay sao?

Có tìm hiểu ý nghĩa dị biệt giữa Kình Dương và Đà la thì mới thấy được cái Lý Kình Dương luôn luôn đứng chung với Lực sĩ, khi tính Tiền Kình Hậu Đà.

Có tìm hiểu ý nghĩa khác nhau giữa Kình Dương và Đà La thì mới hiểu được, chiêm nghiệm trường hợp, cùng thì người tuổi Tân, Dương Nam Âm nữ có Kình Dương tại Tuất, Âm nam Dương Nữ có Đà la tại Tuất, Kình tại Tuất hay Đà tại Tuất cũng đều nhập miếu. Vậy hai trường hợp nhập miếu này khác nhau ra sao?

Ngày nay, cách viết tên hai vị “Sao” này bằng chữ Hán cũng có một vài trường hợp lủng củng, thất truyền, khiến cho người nghiên cứu ít nhìn thấy điểm dị biệt giữa Kình và Đà.

Những điểm tế nhị còn nhiều, không thể kể hết trong một vài trang giấy, tôi xin trình bày thêm vào những kỳ Giai phẩm tới.

KHHB số 40


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Giải đoán tử vi Khoa học huyền bí Ân Quang Kình Dương Đà La


Tâm linh LÃƒÆ Tỉnh duyen sao tỬ vi tả phù Tối sai lầm phong thủy vòng 3 truyền thống Tóc bạn gái cung Sư Tử Khí cầu thang khổ tà tượng phật nằm とらばーゆ 女性の求人 con gái mặt chữ điền lối Xử Nữ tranh treo tường xãƒæ thiÊn Trạng Vo chồng năm canh ngụ phong thuỷ Cà Š12 chi người tuổi TY lập bàn thờ Hội Đậu lễ khai quang điểm nhãn của đạo Phật than Giải mã logo các hãng xe P1 mẠchÃy vận mệnh người tuổi Dần xem ngay Vận mệnh Từ vi hoàng đạo người hợp tuổi làm ăn mệnh mÃƒÆ Ð cầu duyên ЯндексКаталогの検索結果